Chiến dịch quân sự mở ra kỷ nguyên chiến tranh hiện đại?
Trong số các chiến dịch nổi danh nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, chắc hẳn nếu như bạn thực sự quan tâm hay tìm hiểu, không bao giờ thấy thiếu sự xuất hiện của cái tên – Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch được thực hiện bởi Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu.Chiến dịch Bão táp Sa mạc nổi tiếng này đã tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, không chỉ với riêng Quân đội Mỹ hay Lực lượng Liên minh lúc đó, mà là cho cả thế giới, một kỷ nguyên mà tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao đã được mở ra.Vào ngày 17/1/1991, Mỹ đã dẫn đầu lực lượng là liên minh của tới 35 quốc gia để bắt đầu cuộc tấn công vào Iraq, theo lệnh của Tổng thống Mỹ đương thời, ông George HW.Bush (hay còn được gọi với cái tên là Bush “cha”).Chiến dịch này được thực hiện là nhằm mục tiêu đáp trả lại sự xâm lược của Baghdad hướng về Kuwait lúc bấy giờ, khối liên minh do Mỹ dẫn đầu đã được huy động tại Saudi Arabia.Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã được mở màn với một đợt tập kích ồ ạt và đầy uy lực bằng cách sử dụng các tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk nổi tiếng của Mỹ, hướng thẳng vào sâu bên trong vùng lãnh thổ Iraq.Đợt tập kích này đã đánh dấu việc, lần đầu tiên trong lịch sử có một chiến dịch quân sự trên thế giới sử dụng các tên lửa hành trình dẫn đường chuẩn xác để mở màn một cuộc chiến lớn.Lực lượng Liên minh này đã phóng ra tổng cộng tới 338 quả tên lửa Tomahawk Mỹ mạnh mẽ, xuyên suốt quãng thời gian mà Chiến dịch Bão táp Sa mạc này diễn ra. Kể từ đó về sau, loại tên lửa đầy uy lực này của Mỹ đã được biết đến với cái tên “sứ giả chiến tranh”, được Quân đội Mỹ tin tưởng giao trọng trách “mở màn” trong mọi chiến dịch quân sự khác.Và ngay theo sau đợt tấn công bằng tên lửa, đã có hàng loạt các cuộc không kích quy mô lớn với dàn “chim sắt” mạnh mẽ của Lực lượng Liên minh do Mỹ dẫn đầu hướng về Iraq.Trong 42 ngày diễn ra chiến dịch (từ 17/1/1991 – 28/2/1991), đã có hàng nghìn đợt tập kích đường không được liên minh thực hiện hướng tới Iraq, được đánh giá là có mức độ chuyên sâu nhất trong lịch sử quân sự thế giới.Trong 42 ngày diễn ra chiến dịch (từ 17/1/1991 – 28/2/1991), đã có hàng nghìn đợt tập kích đường không được liên minh thực hiện hướng tới Iraq, được đánh giá là có mức độ chuyên sâu nhất trong lịch sử quân sự thế giới.Lúc đó, Quân đội Iraq đã thực sự là hoàn toàn choáng ngợp, họ đã phản ứng một cách rất yếu ớt khi phải hứng chịu ồ ạt thứ sức mạnh tấn công mạnh mẽ này từ phía liên minh.
Mặc dù vậy, sau 42 ngày chinh chiến anh dũng, sau hàng nghìn cuộc tấn công đường không, ghi nhận lại tổn thất của liên minh do Mỹ dẫn đầu lại chỉ mất có 75 chiếc máy bay, đặt dấu mốc cho việc chiến dịch quân sự này trở thành chiến dịch đường không thành công nhất lịch sử quân sự thế giới.Ngoài chiến dịch đường không đã thành công vang dội ra, các chiến dịch mặt đất diễn ra trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc cũng là một thành công rất lớn đối với Quân đội Mỹ và liên quân 35 quốc gia.Ngoài chiến dịch đường không đã thành công vang dội ra, các chiến dịch mặt đất diễn ra trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc cũng là một thành công rất lớn đối với Quân đội Mỹ và liên quân 35 quốc gia.Ngược lại, lực lượng các xe tăng Nga của Iraq đã bị phá huỷ phấn lớn trong thời gian diễn ra chiến dịch, sau khi gánh chịu các đòn tấn công áp đảo từ liên quân.Có thể nhận xét rằng, Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã chấm dứt được sự thống trị của xe tăng, nền tảng vũ khí được mệnh danh như “vua chiến trường” mặt đất.Xe tăng đã tỏ ra yếu đuối và dễ tổn thương, chịu hậu quả nặng nề, nhất là từ phía các vũ khí công nghệ cao được phóng từ chiến đấu cơ và trực thăng của Mỹ và liên minh Mỹ dẫn đầu.Về mẫu trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow này, đây là một trực thăng chiến đấu thuộc biên chế của Lục quân Mỹ, nền tảng này đã được trang bị từ năm 1986 với phiên bản đầu tiên.Nền tảng máy bay trực thăng chiến đấu Apache này cũng đã xuất hiện và chinh chiến cùng Mỹ qua rất nhiều mặt trận, nổi bật có thể kể tới Chiến tranh Panama (1989), một số cuộc chiến tại khu vực Trung Đông, v.v.
Theo Kiến thức