Giải thích câu chuyện Vinfast niêm yết trên sàn NASDAQ của Mỹ.

Ngày 15/8/2023 ( giờ Viêt nam) Vinfast chính thức được niêm yết trên sàn Nasdaq thông qua SPAC thay vì kiểu IPO truyền thống. Trong ngày giao dịch đầu tiên của mình, vốn hoá của VFS từ 27 tỷ đô đã tăng lên 85,5 tỷ đô. Cổ phiếu VFS sẻ còn tăng giá trong những phiên tới, vốn hoá có thể tăng lên nhiều lần nữa nếu muốn, vì số lương cổ phiếu lưu hành mua bán của VFS chỉ dưới 0,3% còn trên 99,7% là của quân ta cả. Nên dùng tay phải bán cho tay trái, đánh lên không khó.

Vậy giá trị doanh nghiệp có thực chất theo thị trường quyết định chưa? VFS đã huy động được vốn qua IPO chưa?

Để trả lời câu hỏi đó thì phải hiểu thế nào là IPO truyền thống và IPO thông qua SPAC khác nhau thế nào.

Niêm yết theo kiểu IPO truyền thống doanh nghiệp sẻ phát hành cổ phiếu ra công chúng ( chủ yếu là các tổ chức, quỹ là người mua). Do đó giá niêm yết , vốn hoá trong những ngày đầu là do thị trường quyết định. Trước đây Vinfast cũng nộp hồ sơ IPO truyền thống nhưng lại thôi.

Còn niêm yết SPAC thì doanh nghiệp sẻ thực hiện mua lại và sát nhập một doanh nghiệp đã niêm yết sẳn trên sàn, từ đó nắm quyền sở hữu doanh nghiệp SPAC đó, và vì thế chuyển cổ phiếu niêm yết của SPAC đó thành cổ phiếu của mình . SPAC được doanh nghiệp mua lại với mục đích đặc biệt , đây là công ty niêm yết nhưng chỉ trên danh nghĩa , không có hoạt động kinh doanh thực chất.

Kiểu như thay vỏ trước, xong thay ruột sau. Một vụ sát nhập SPAC hoàn tất chỉ trong vài tháng, ngắn hơn con đường đăng ký IPO với ủy ban chứng khoán và sở giao dịch Mỹ rất nhiều.

Niêm yết thông qua SPAC thì doanh nghiệp hầu như chưa gọi thêm vốn, các cổ đông hiện hữu nắm giữ hầu hết cổ phiếu ( trường hợp Vinfast chủ tịch nắm giữ đến 99% ). Thì doanh nghiệp quyết định giá niêm yết ,vốn hoá trong những ngày đầu.

Hiện tại dù cổ phiếu tăng cao, vốn hoá tăng hơn 3,1 lần lên 85,5 tỷ đô chỉ một phiên nhưng thực chất VFS chưa huy động được tiền từ các tổ chức,quỹ hay nhà đầu tư cá nhân nào. Muốn huy động được vốn cho doanh nghiệp thì phải phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Nếu doanh nghiệp tự định giá vượt giá trị thực, hay chính xác là giá trị mà thị trường chấp nhận thì thời gian sau đó DN phát hành thêm vốn ,hoặc Free Float ( cổ phiếu được tự do chuyển nhượng tự do hay lượng cổ phiếu có sẳn để giao dịch trên thị trường) nhiều hơn thì giá VFS sẻ về giá trị thực, giá trị mà thị trường chấp nhận. Khoảng thời gian thông thường 6 tháng sau sẻ rỏ.

Và tất nhiên khi thị trường định giá sẻ dựa vào số lượng xe bán ra, doanh thu và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.

Xin nhắc lại , con số vốn hoá 85,5 tỷ đô vượt cả vốn hoá của Mercedes Ben, BMW, Volkswagen, Honda, Felari hay Ford… Thậm chí những phiên tới nó có thể vượt thêm nhiều tập đoàn khác khác nữa, vượt cả Tesla cũng đơn giản. Ngồi chung mâm với Apple cũng được chỉ là muốn hay không thôi. Nhưng con số đó chỉ là con số ảo, nó chưa phải định giá bởi thị trường nên không có ý nghĩa gì. Thế nên đừng vội so sánh nghe nó hài hước lắm.

Mà nghỉ các pháp sư cũng khiêm tốn khi chỉ đánh lên,để vốn hoá nằm ở top 5 công ty sản xuất xe ô tô thế giới, sao không chơi lên top 1 luôn ta.

P/S : ủng hộ DN Việt ra biển lớn, nhất là thị trường Mỹ và huy động vốn thành công, đóng góp dòng tiền ngoại tệ về quê hương. Mình cũng cảm thấy vui khi tối qua lần đầu tiên theo dõi tiếng rung chuông của DN Việt trên sàn Nasdaq, hy vọng sẻ còn nhiều DN tiếp theo tiến bước và thành công.

Ở VFS cũng thấy tâm huyết và sự nỗ lực của DN, một quốc gia cần có nhiều DN tầm cỡ quốc tế, thương hiệu thế giới. Dù VFS còn nhiều khó khăn phía trước nhưng mong và chúc VFS thành công.

Nhưng phải hiểu bản chất của vấn đề, không lại mang câu chuyện ngạo nghễ quá không hay.

Bài Liên Quan