Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến Nga: ‘Đôi tay bị trói buộc’ của Ankara khiến ván cờ đảo ngược?

Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến Nga: ‘Đôi tay bị trói buộc’ của Ankara khiến ván cờ đảo ngược?

Theo Foreign Policy, Thổ Nhĩ Kỳ như “đổ thêm dầu” vào chảo lửa Ukraine khi tuyên bố cấm tàu chiến Nga đi qua hai eo biển Bosphorus và Dardanelles.

March 3, 2022

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu mới đây tuyên bố đóng cửa eo biển Bosporus và Dardanelles đối với các tàu chiến của Nga. Quyết định này đã được thông báo tới các quốc gia ven Biển Đen cũng như các quốc gia không thuộc Biển Đen.

Theo ngoại trưởng Cavusoglu, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết tuân theo các quy định của Công ước Montreux, trong đó có quyền kiểm soát việc qua lại hai eo biển này.

Quyết định được đưa ra sau khi Ukraine đề nghị Ankara đóng cửa eo biển Bosporus và Dardanelles đối với tàu chiến của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt mức thẩm quyền?

Các eo biển này là một nhân tố chiến lược trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Trước cuộc giao tranh Nga- Ukraine, 16 tàu chiến của Nga đã đi vào Biển Đen để tiến hành các cuộc tập trận quân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến Nga: Đôi tay bị trói buộc của Ankara khiến ván cờ đảo ngược? - Ảnh 1.

Vị trí Biển Đen chiến lược. Ảnh: Washington Post.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 26/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chặn các tàu chiến Nga đi qua eo biển.

Ngay sau đó, ông Zelensky đã viết trên Twitter: “Tôi cảm ơn người bạn của tôi Erdogan và người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Lệnh cấm tàu ​​chiến của Nga tới Biển Đen và hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine là cực kỳ quan trọng. Người dân Ukraine sẽ không bao giờ quên điều đó!”.

Tuy nhiên, dường như có một số nhầm lẫn về thẩm quyền hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đóng cửa các eo biển theo luật pháp quốc tế (hoặc mức độ sẵn sàng khi làm điều đó), vì Ankara trả lời rằng họ không thể ngăn chặn các tàu chiến Nga qua lại.

Vào thời điểm đó, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara vẫn sẽ cho phép các tàu quân sự đi qua eo Biển Đen để quay trở lại căn cứ của mình.

Hiện không rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có vượt quá thẩm quyền pháp lý của họ trong việc đóng cửa các eo biển hay không.

Tờ Foreign Policy cho biết, “đôi tay” của Ankara đang bị trói buộc bởi Công ước Montreux năm 1936.

Theo công ước này, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát cả eo biển Bosporus và eo biển Dardanelles. Họ có thể đóng cửa eo biển đối với tàu quân sự của bất kỳ quốc gia nào đang trong tình trạng chiến tranh, hay khi nước này cảm thấy bị đe dọa bởi một cuộc chiến sắp xảy ra.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không thể đóng cửa hoàn toàn các eo biển, trừ khi chính nước này đang trong tình trạng chiến tranh.

Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến Nga: Đôi tay bị trói buộc của Ankara khiến ván cờ đảo ngược? - Ảnh 2.

Tàu ngầm Rostov-on-Don của Nga khởi hành ở eo biển Bosphorus, trên đường đến Biển Đen, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13/2. Ảnh: Reuters

Ankara dường như sẽ vượt quá thẩm quyền nếu đóng cửa eo biển đối với các tàu chiến trung lập không tham gia xung đột Nga-Ukraine, cũng như không gây ra mối đe dọa đối với Thổ Nhĩ Kỳ theo cách đặt nước này vào “nguy cơ sắp xảy ra chiến tranh”.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ vượt quá thẩm quyền pháp lý, điều đó cấu thành hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ quốc tế, khiến Ankara phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Hành động lần này của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đặt ra một tiền lệ khó chịu cho các quốc gia trung lập không tham gia vào cuộc xung đột Ukraine. Mặc dù họ không tham gia vào cuộc xung đột, quyền đi lại của họ được bảo vệ tại Điều 20 có thể bị xâm phạm bởi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

Và thay vì giải quyết vấn đề tàu chiến quá cảnh qua eo biển, quyết định đóng cửa các tuyến đường thủy của Thổ Nhĩ Kỳ làm phức tạp thêm mối quan hệ của họ với Nga, đồng thời đặt ra các vấn đề pháp lý mới và ngoài ý muốn với các đối tác NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ ngoại giao phức tạp với cả Nga và Ukraine, một phần do địa lý và lịch sử chính trị xã hội của khu vực.

Và giờ đây, theo nhiều cách, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận thấy mình bị kẹt giữa Nga và Ukraine, nơi nước này không chỉ có quan hệ hữu nghị với cả hai mà còn có các ranh giới hàng hải quan trọng trên Biển Đen.

“Chúng tôi có quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế với Nga. Với Ukraine cũng vậy. Chúng tôi không thể từ bỏ điều này“, Tổng thống Erdogan tuyên bố như vậy trong bài phát biển vào tuần trước.

Tác động đến cục diện giao tranh Ukraine?

Các điều khoản của Công ước Montreux cùng với vị trí của Nga ở Biển Đen khiến nhiều người đặt câu hỏi việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa vùng biển của mình có tác động như thế nào đối với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Dù chúng tôi hạn chế tàu chiến, Nga vẫn có quyền đưa tàu đi qua các eo biển. Trong các cuộc đàm phán, Nga đã đưa ra các sửa đổi. Điều 19, 20 và 21 có nói rõ về vấn đề này“, Ngoại trưởng Cavusoglu nói.

Điều 19 của Công ước Montreux có một ngoại lệ: “Tàu chiến của các nước gây chiến, cho dù họ có phải là quốc gia ở Biển Đen hay không, nếu đã rời căn cứ thì có thể đi qua các eo biển quay trở lại căn cứ“.

Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu chiến Nga: Đôi tay bị trói buộc của Ankara khiến ván cờ đảo ngược? - Ảnh 3.

Tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga diễn tập bắn đạn thật.

Nhật báo ủng hộ chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ, Daily Sabah, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar của nước này cho biết, “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các điều khoản 19, 20 và 21 của Công ước Montreux như chúng tôi đã làm cho đến ngày hôm nay“.

Điều đó có nghĩa là một hạm đội Nga có căn cứ ở Biển Đen nhưng hiện đang ở Địa Trung Hải vẫn được phép đi qua eo biển Bosporus và Dardanelles để trở về căn cứ thường trực.

Các hạm đội của Nga hiện đang ở Biển Đen nhưng có căn cứ thường trực ở Địa Trung Hải hoặc Biển Baltic vẫn được tự do ra khỏi khu vực.

Tuy nhiên, phía Ankara cảnh báo Moscow không nên lạm dụng điều đó dù tuyến đường biển này là tối quan trọng đối với Nga.

Trong bài báo “Biển Đen và eo biển Thổ Nhĩ Kỳ: Tầm quan trọng chiến lược trong thế kỷ 21”, chuyên gia Andrew M. Hascher cho rằng, vận tải hàng hải hiện đại ở Biển Đen và eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp nhiều loại hàng hóa được đưa ra toàn cầu.

Có lẽ đáng chú ý nhất là các sản phẩm năng lượng của Nga, khu vực Nam Caucasus và Thổ Nhĩ Kỳ. Dầu và khí đốt tự nhiên được đưa đến từ những vùng biển xa xôi như Biển Caspi thông qua các đường ống, sau đó chuyển qua Biển Đen bằng cả tàu và các đường ống xa hơn.

Theo chuyên gia Hascher, ngoài việc là một tuyến đường vận chuyển hàng hải quan trọng trên toàn cầu thì đối với Nga, tuyến đường này còn liên kết trực tiếp với sức mạnh hải quân của họ.

Bởi vì các cảng hải quân nước ấm duy nhất của Nga nằm trên Biển Đen. Để phát huy hiệu quả sức mạnh hải quân, Nga không chỉ phải kiểm soát vùng biển này mà còn phải có khả năng tiếp cận không hạn chế đến các eo biển Dardanelles và Bosphorus“- chuyên gia này giải thích.

Các eo biển hiện do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát là con đường hàng hải duy nhất mà các cảng của Nga ở Biển Đen có thể tiếp cận Địa Trung Hải và các vùng biển xa hơn.

Theo Tin Nóng

Bài Liên Quan