NATO trước ‘ngã ba đường’ trong vấn đề Ukraine

Cách thức hỗ trợ hiệu quả nhất cho Ukraine, kịch bản cuối cho xung đột là những câu hỏi khó mà khối NATO chưa thống nhất.

Trước viễn cảnh chiến sự ở Ukraine chưa nhìn thấy điểm dừng, các nước thành viên NATO đang chia rẽ trước câu hỏi phải ứng phó như thế nào khi xung đột chuyển sang giai đoạn mới, cũng như những bất ổn theo sau đó, theo New York Times.Xác một xe tăng Nga bị phá hủy bởi tên lửa Javelin. Ảnh: New York Times.

Nga tan cong Ukraine anh 2
Xác một xe tăng Nga bị phá hủy bởi tên lửa Javelin. Ảnh: New York Times.

Đối phó thế nào?

Các thành viên NATO ở Trung và Đông Âu như Ba Lan, ba nước Baltic muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga, hai quan chức phương Tây tiết lộ.

Nhóm này lo ngại bất cứ động thái nhượng bộ nào của NATO cũng có thể bị Moscow coi là một thắng lợi, gây tổn hại tới an ninh của châu Âu.

Thế nhưng, các thành viên NATO khác cho rằng không dễ để khuất phục Nga, cũng như không bên nào có thể rời cuộc xung đột ở Ukraine trong chiến thắng, thay vào đó sẽ là một lệnh ngừng bắn kéo dài.

Những nước như Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ muốn duy trì đường dây liên lạc với Điện Kremlin, bất kể chuyện gì đã xảy ra ở Ukraine.

Các thành viên NATO nhất trí một điểm quan trọng rằng chiến sự sẽ còn kéo dài. Dù rút khỏi khu vực miền Bắc, lực lượng Nga đang tiến dần ở miền Đông Ukraine.Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters.

Nga tan cong Ukraine anh 3
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters.

“Moscow không từ bỏ mục tiêu ở Ukraine. Chúng ta đang chứng kiến một bộ phận lớn lực lượng Nga rút khỏi Kyiv, tái bố trí và trang bị. Họ sẽ tập trung vào miền Đông”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói.

Giới chức NATO cho rằng sẽ cần vài tuần để lực lượng Nga vừa rút khỏi Kyiv có thể được tái triển khai tới miền Đông Ukraine.

“Trong những tuần tới, chúng ta sẽ chứng kiến các đợt tấn công ở miền Đông và miền Nam Ukraine, Nga sẽ tìm cách kiểm soát toàn bộ Donbas và thiết lập hành lang trên đất liền tới Crimea”, ông Stoltenberg nói.

Từ khi quân đội Nga tấn công Ukraine, các thành viên NATO đã nhất trí không còn coi Moscow là đối tác chiến lược của khối. Điều này đồng nghĩa các nước NATO buộc phải củng cố năng lực phòng thủ nhằm tăng cường khả năng tự vệ.

Sau những cáo buộc liên quan tới thiệt hại của thường dân ở Bucha, Mỹ và EU đang chuẩn bị thêm các lệnh trừng phạt với Nga. Dù vậy, triển vọng các lệnh trừng phạt có thể sớm chấm dứt xung đột là rất thấp.

Tăng cường viện trợ Ukraine

Tuần này, bộ trưởng Ngoại giao các nước NATO nhóm họp và thảo luận cách thức tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Không chỉ dừng ở trừng phạt Nga, các nước NATO sẽ xem xét viện trợ vũ khí và các nguồn lực khác cho Kyiv.

Phần lớn NATO cam kết tiếp tục tăng cường viện trợ Ukraine. Đến nay, khoảng 20 nước NATO đã chuyển giao vũ khí sát thương cho Kyiv. Mới nhất, Czech đã bàn giao xe tăng và xe thiết giáp chiến đấu cho Ukraine.

Tuy nhiên, phương Tây đang dần cạn kiệt dự trữ một số loại vũ khí, như tên lửa chống tăng Javelin.

Ngoài ra, Ukraine cũng cần nhiều loại vũ khí khác cho giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột ở miền Đông, như pháo tầm xa, các loại thiết bị bay không người lái tiên tiến hơn.Quân đội Ukraine tiến vào thị trấn Bucha. Ảnh: New York Times.

Nga tan cong Ukraine anh 4
Quân đội Ukraine tiến vào thị trấn Bucha. Ảnh: New York Times.

Tổng số khí tài quân sự chuyển giao cho Ukraine được giữ kín. Tuy nhiên, các quan chức phương Tây cho biết số lượng tổng cộng là “rất lớn”, góp phần tạo ra khác biệt trên thực địa.

Điều khiến các lãnh đạo NATO bận tâm lúc này là những loại vũ khí nào sẽ hỗ trợ quân đội Ukraine hiệu quả nhất, cũng như chiến sự sẽ kết thúc theo kịch bản nào.

“Trên một số khía cạnh, rõ ràng hỗ trợ của chúng ta đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói.

Theo ông Blinken, các cuộc gặp sắp tới của NATO sẽ thảo luận về những cách thức tiếp theo mà khối có thể hỗ trợ Ukraine.

Hôm 5/4, Ngoại trưởng Blinken cho biết Washington sẽ viện trợ Ukraine thêm trang bị, vũ khí từ kho dự trữ quốc phòng liên bang trị giá 100 triệu USD, nâng tổng giá trị viện trợ từ đầu chiến sự lên 1,7 tỷ USD.

Làm thế nào để kết thúc chiến sự là vấn đề quan trọng không chỉ cho Ukraine mà còn với toàn bộ NATO.

Giới chức Mỹ hoài nghi khả năng Nga nhượng bộ trong hòa đàm với Ukraine. Dù vậy, Washington không hoàn toàn loại bỏ khả năng đàm phán, cũng như tiếp tục hỗ trợ bảo đảm Ukraine có vị thế tốt nhất trên bàn đàm phán.

Trong khi Ukraine sẽ tự quyết định thời điểm, cách thức kết thúc và các điều kiện kết thúc chiến sự với Nga, Tổng thống Volodymyr Zelensky và các cộng sự của ông thường xuyên trao đổi với giới chức NATO.

“Việc của chúng ta lúc này là hỗ trợ Ukraine. Chúng ta sẽ không thể quyết định thay người Ukraine”, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói.

Theo TASS, giới chức Nga nhiều lần khẳng định không có ý định chiếm đóng lâu dài lãnh thổ Ukraine.

Tuy vậy, nhiều nước châu Âu, trong đó có Anh, lo ngại rằng nếu Nga mở rộng thành công lãnh thổ, Điện Kremlin có thể sẽ tiến xa hơn.

Ngay cả khi chiến sự kết thúc, một đường dây liên lạc mới giữa Nga và Ukraine ra đời, mục tiêu của NATO là tiếp tục phối hợp với Kyiv để bảo đảm Ukraine sẽ không bao giờ bị khuất phục trước sức mạnh quân sự của Moscow.

Để đạt được mục tiêu này, NATO sẽ tăng cường huấn luyện và viện trợ quân sự cho quân đội Ukraine.

Các ngoại trưởng NATO cũng sẽ thảo luận sâu hơn về khái niệm chiến lược mới của khối. Cuộc thảo luận về chủ đề này khởi động từ năm 2010 nhưng chưa có nhiều tiến triển. Chiến lược mới của NATO sẽ cảnh giác hơn với Nga, báo hiệu một giai đoạn đối đầu và răn đe lẫn nhau lâu dài.

Bài Liên Quan