Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2022: Xác định rõ Kẻ thù số 1 của thế giới và mức độ nguy hiểm để đối phó

Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2022: Xác định rõ Kẻ thù số 1 của thế giới và mức độ nguy hiểm để đối phó

Phải chăng là do Mỹ và NATO dường như không thể từ bỏ “thói quen” coi Nga là kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh. Kẻ thù – mối đe dọa thực sự – chính là Trung Quốc.(Ảnh tổng hợp)

Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2022: Xác định rõ Kẻ thù số 1 của thế giới và mức độ nguy hiểm để đối phó

 Bình luậnXuân Trường • 12/04/22 

Nhiều người cho rằng, với tất cả khí thế sục sôi giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do cuộc xung đột tại Ukraine vừa qua, Nga sẽ trở thành đối thủ số 1 của Mỹ và phương Tây trong năm 2022. Nhưng điều đó không chính xác. Mỹ vẫn dành vị trí số 1 cho một quốc gia duy trì tốp đầu “bảng xếp hạng” những năm gần đây: Đó chính là Trung Quốc.

Phải chăng việc truyền thông dòng chính của Mỹ tập trung đưa tin vào cuộc chiến Ukraine và coi Nga là kẻ thù nhân loại, có thể chỉ là “đòn gió” để đánh lạc hướng dư luận Mỹ vốn đang mệt mỏi  trước nội tình trong nước dưới sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Joe Biden? 

Thách thức khi Mỹ xác định kẻ thù số 1

Lầu Năm Góc vừa công bố Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (NDS) năm 2022 – một báo cáo được thực hiện 4 năm một lần – để cung cấp cho công chúng một cái nhìn tổng thể về kế hoạch, tình hình, và các lĩnh vực trọng tâm của Bộ Quốc phòng Mỹ. 

Theo đó, thông tin tài liệu cho biết, năm 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ “sẽ hành động khẩn cấp để duy trì và tăng cường khả năng răn đe, với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – là đối thủ cạnh tranh chiến lược tiềm tàng nhất của chúng ta”.

Trong khi Trung Quốc được cho là “đối thủ trọng tâm” số 1 của Mỹ, thì Nga trở thành quốc gia có ‘những mối đe dọa thứ cấp’ vì xâm lược Ukraine. 

Có thể nói, thời điểm này Mỹ đang đối mặt với vô vàn khó khăn khi phải căng trải nguồn lực trên phạm vi toàn cầu. Những thách thức tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được các nhà hoạch định chính sách, quân sự hàng đầu của Mỹ chỉ ra rằng: Mỹ xác định Trung Quốc là quốc gia duy nhất có đủ khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ tạo ảnh hưởng lâu dài đối với sự ổn định quốc tế. 

Vậy tại sao cơ quan tình báo Mỹ cùng đồng minh và truyền thông dòng chính phương Tây lại tập trung vào cuộc chiến Ukraine, và ra các đòn trừng phạt, cô lập Nga chưa từng có trên phạm vi toàn thế giới mà không phải là Trung Quốc?

Nga-Trung liên thủ: Châu Âu tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa

Ai cũng biết mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng trở nên khăng khít, bởi cả hai đều bị liệt vào danh sách “kẻ thù” số 1 và 2 của Mỹ. Nhưng rõ ràng, cả Nga và Trung Quốc chưa bao giờ ngồi im chịu trận, mà có hẳn một chiến lược rõ ràng và lâu dài để đối phó với Mỹ.

Không phải đợi cho đến khi cuộc xung đột Ukraine xảy ra, năm 2021, ngành năng lượng toàn cầu đã lâm vào tình trạng khó khăn khi Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân châu Âu phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ cạn kiệt than, và giá một gallon xăng ở Mỹ tăng vọt lên gần gấp đôi (từ 1,72 lên 3,25 USD).  

Trở lại vào năm 2014, tại Ukraine đã xảy ra một cuộc chính biến lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych thân Nga, và thay vào đó là nhà lãnh đạo thân phương Tây Petro Poroshenko lên nắm chính quyền. Việc Nga thôn tính bản đảo Crimea đã dẫn đến sự trừng phạt của phương Tây do Mỹ đứng đầu cho đến nay vẫn chưa được dỡ bỏ. 

Trước và trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc đã thúc đẩy một cách xuất sắc cuộc “Cách mạng Xanh” tại Mỹ, Đức và trên toàn châu Âu, khiến lục địa này tràn ngập các trang trại gió và pin Mặt trời. Đương nhiên, xét về thực tế, các quốc gia có ngành công nghiệp nặng như Đức vẫn khao khát nguồn năng lượng dưới dạng khí tự nhiên (natgas) của Nga hơn.EU hy vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng tái tạo, bao gồm cả năng lượng gió (Nguồn ảnh: Getty)

Kết quả là Thỏa thuận Xanh mà Liên minh Châu Âu công bố tháng 12/2019, với mục tiêu biến EU vào năm 2050 trở thành lục địa đầu tiên giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đương nhiên ở phía bên kia bán cầu, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden khi ấy đã coi đầu tư vào năng lượng tái tạo trở thành trọng tâm trong các sáng kiến ​​chống biến đổi khí hậu. 

Joe Biden đã “đáp ứng” nguyện vọng của những người cánh tả “cuồng tín” về Thỏa thuận Xanh đối với sản xuất nhiên liệu hóa thạch của Mỹ, bằng cách khai tử đường ống dẫn dầu Keystone XL ngay cả  khi ông ngồi chưa ấm ghế trong Phòng Bầu dục. 

Điều này đã đẩy giá năng lượng tại Mỹ lên cao chót vót, cùng với đó là kế hoạch chi tiêu “cơ sở hạ tầng” trị giá 1,2 nghìn tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua – là một chiến thắng dành cho phái cấp tiến, nhưng lại là một thảm họa kinh tế cho nước Mỹ. Thậm chí nó tạo tiền đề thông qua một dự luật “quái dị” hơn: Đó là dự luật “cơ sở hạ tầng con người” trị giá hơn 3,5 nghìn tỷ đô la, được quảng cáo như là một “chính sách kinh tế Xanh mới”. 

Đương nhiên, khi nhiêu liệu hóa thạch tăng cao thì quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất chính là nước Nga. Và khi các quốc gia châu Âu chuyển đổi sang nhiên liệu tái tạo theo Thỏa thuận Xanh thì Trung Quốc lại là quốc gia được hưởng lợi không kém. 

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine 2022 càng khiến các quốc gia châu Âu coi đây như một cơ hội để thúc đẩy nhiên liệu tái tạo. Những người ủng hộ năng lượng tái tạo cho rằng, cuộc khủng hoảng cho thấy cần phải rời xa than, khí đốt và dầu khi giá các mặt hàng này tăng đột biến.Mỹ và EU đã công bố một thỏa thuận lớn về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga (Nguồn ảnh: Getty)

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Nga hiện tại và trong tương lai có thể gây ra một trong những cú sốc về nguồn cung dầu tồi tệ nhất trong lịch sử. Điều đó đồng nghĩa với khoảng 7 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga có khả năng buộc phải rời khỏi thị trường thế giới. Khi năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên khan hiếm, đắt đỏ thì nhu cầu sử dụng nhiên liệu tái tạo ngày càng gia tăng. 

Trớ trêu thay tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, châu Âu đang dần tiến tới chấm dứt phụ thuộc vào ngành năng lương hóa thạch của Nga sang năng lượng tái tạo,  thì Trung Quốc lại là quốc gia cung cấp năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.

Việc sử dụng năng lượng Mặt trời đang trên đà trở thành một trong những nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất, trong một thế giới đang bị chao đảo bởi những cảnh báo về biến đổi khí hậu của phái cấp tiến tại Mỹ và châu Âu. Hiển nhiên, một đối thủ cạnh tranh với Mỹ cũng đã đặt mục tiêu thống trị lĩnh vực sản xuất năng lượng Mặt trời: Đó chính là Trung Quốc. Các tấm pin mặt trời và tuabin gió. (Ảnh: Soonthorn / Adobe Stock)

Với mong muốn chứng tỏ ưu thế của mô hình thị trường “độc tài chuyên chế”, Trung Quốc đã tập trung các khoản đầu tư của chính phủ để hạn chế nỗ lực của Mỹ, và buộc các công ty trong nước phải sử dụng năng lượng tái tạo như một nghĩa vụ trách nhiệm với quốc gia. 

Tờ Bloomberg cho biết, Trung Quốc hiện sản xuất hầu hết polysilicon, một vật liệu quan trọng trong các tấm pin năng lượng Mặt trời – và phớt lờ lời đề nghị của các nhà môi trường để đóng cửa các nhà máy than cung cấp điện giá rẻ cần thiết để sản xuất thiết bị năng lượng Mặt trời. 

Kết quả là Trung Quốc trở thành nhà cung cấp tới ¾ số tấm pin Mặt trời trên toàn thế giới.

Một vòng luẩn quẩn

Khi phái cánh tả thúc đẩy “cơn sốt nghiện” sử điện mặt trời tại Mỹ và châu Âu, thì nay lại phải đối mặt với bài toán hóc búa khi hầu hết tấm pin được sản xuất bằng năng lượng hóa thạch ở Trung Quốc. 

Sự phụ thuộc của ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời vào than của Trung Quốc có nguy cơ tạo ra lượng khí thải khổng lồ trong những năm tới. Các quan chức EU cho biết Liên minh châu Âu đang xem xét điều chỉnh hàm lượng carbon của các tấm pin được bán trên toàn khối 27 quốc gia.Người Trung Quốc chết bởi chính quyền Trung Quốc từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chính trị độc tài.(Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Các chính sách này cũng sẽ giúp phương Tây xây dựng lại ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời, vốn đang bị các nhà sản xuất Trung Quốc thống trị. Tuy nhiên nói dễ hơn làm,  Mỹ và châu Âu đang đi vào một vòng luẩn quẩn mà ở đó Putin và Tập Cận Bình đang làm chủ “cuộc chơi” năng lượng.  

Phải chăng chính quyền Joe Biden đã vô tình tài trợ cho cuộc chiến Ukraine của Putin bằng các chính sách năng lượng và khí hậu Xanh thiển cận, đã đẩy châu Âu ngày càng  phụ thuộc vào năng lượng của Nga.  Bất kỳ ai cũng đều có thể làm nhẩm “phép tính” khi giá năng lượng tăng cao sẽ có lợi cho “túi tiền” của Nga như thế nào.  

Nga là một trong ba nước sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Doanh thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm 36% tổng doanh thu vào năm 2021, với hơn 9 nghìn tỷ rúp (tương đương 121 tỷ USD). Nga đã bán 48% lượng dầu và 72% sản lượng khí đốt tự nhiên cho các nước châu Âu.

Ngược lại, vào năm 2021, Mỹ chỉ mua 1% dầu thô  của Nga (không mua khí đốt tự nhiên). 1% nghe có vẻ không nhiều nhưng nếu quy ra thùng dầu thì lên tới 245 triệu thùng và hơn 16 tỷ USD doanh thu cho Nga.  

Nếu thị trường của dầu và khí đốt tự nhiên giữ giá ổn định, Nga sẽ chỉ kiếm được lợi nhuận khiêm tốn từ việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của mình. Đáng buồn thay, khi chính quyền Joe Biden “bóp chết” ngành sản xuất dầu khí tại quê nhà, đã giúp mang lại cho Putin của nước Nga một nguồn tài chính dồi dào để củng cố quân đội và tài trợ cho cuộc chiến Ukraine bởi giá dầu tăng cao.

Cũng vậy, với chiến lược toàn diện để trở thành một siêu cường sản xuất, Trung Quốc đã thâu tóm hoàn toàn ngành sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời toàn cầu. 

Tờ Bloomberg thừa nhận: “Chiến thắng của Trung Quốc về sản xuất các tấm pin Mặt trời rõ ràng đến nỗi ngay cả những người ủng hộ sử dụng năng lượng tái tạo của Mỹ trước đây cũng nói rằng, đã đến lúc Mỹ từ bỏ cuộc chiến và bắt tay làm ăn với công việc lắp đặt các thiết bị giá rẻ mà Trung Quốc làm ra”.  

Vậy Mỹ đang làm gì để đối phó với liên minh Nga – Trung?

Kẻ thù nguy hiểm là Nga hay Trung Quốc?

Câu chuyện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 chưa bao giờ nguội lạnh.  Trong lịch sử, Crimea vốn thuộc lãnh thổ Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga luôn không thể quên được Crimea và thành phố Sevastopol – nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen. Sự rối loạn trong nội bộ chính trị của Ukraine đã tạo cơ hội lịch sử hiếm có cho Putin lấy lại Crimea. 

Ngày 17/3/2014, hơn 90% người Crimea đã bỏ phiếu để rời Ukraine và gia nhập Nga. Năm 2022 này, không có lý do gì có thể biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào ngày 24/2 vừa qua. Tổng thống Putin ở Crimea, vùng đất của Ukraine bị Nga chiếm và sau đó sáp nhập vào Nga năm 2014

Tuy nhiên, xét về tổng thể nguyên nhân, cuộc chiến này cũng xuất phát từ lỗi của phương Tây. Các nhà quan sát cho rằng, thay vì tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga như Tổng thống Trump đã từng nỗ lực (thậm chí ông còn nói về việc rút Mỹ ra khỏi NATO vì Nga không còn là mối đe dọa đối với châu Âu), thì Mỹ dưới thời chính quyền Joe Biden và EU liên tục chống lại Nga bằng việc mở rộng NATO tiến sát tới biên giới nước Nga.

Những gì mà Mỹ và EU nên làm là thực hiện các hiệp ước với Nga để đưa quốc gia này sát gần hơn với thế giới tự do, vì dù sao Nga cũng là một quốc gia châu Âu và theo Cơ đốc giáo Chính thống. Ngày nay, Nga may mắn thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, và đã có sự liễu giải sâu sắc đối với những thống khổ mà ĐCSLX và ĐCSTQ đã mang lại cho hai dân tộc. 

Là một dân tộc thành kính tín phụng Thượng Đế, tại sao thời điểm này Nga lại sát cánh với ĐCSTQ, một chính quyền tàn bạo vô Thần lớn nhất thế giới? 

Phải chăng là do Mỹ và NATO dường như không thể từ bỏ “thói quen” coi Nga là kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh. Kẻ thù – mối đe dọa thực sự – chính là Trung Quốc, chứ không phải một quốc gia 125 triệu dân với GDP thấp hơn cả Canada chỉ có 16 triệu dân. Mặc dù rất ‘hòa thuận’ với Putin, chính sách quốc phòng của ông Trump đối với Nga gần như cực cao từ góc độ địa chính trị và vũ khí năng lượng, nhưng mọi thứ đã thay đổi, điều mà ông Trump cho là “đáng buồn”. Trái: bức ảnh Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump; phải: ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn ảnh: JIM WATSON và EMMANUEL DUNAND / AFP/ Getty Image)

Vậy nước Mỹ sẽ làm gì ứng phó trước nguy cơ Trung Quốc thôn tính Đài Loan sau “phiên bản” Nga xâm lược Ukraine ? Các nhà quan sát cho rằng, nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan thì sẽ  gây ảnh hưởng không nhỏ đến Mỹ và thị trường toàn cầu. Đài Loan là nước đứng đầu thế giới về sản xuất chip bán dẫn. 

Văn phòng Phân tích Kinh tế và Thương mại của Mỹ đã công bố một nghiên cứu cho thấy, nếu Trung Quốc chinh phục được Đài Loan, nước này sẽ kiểm soát tới 80% lượng chip bán dẫn toàn cầu. Và nếu viễn cảnh này xảy ra, các công ty công nghệ như Google, Apple và các nhà thầu quốc phòng của Mỹ đều đặt dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.

Mỹ thiếu can đảm chống lại ĐCSTQ?

Có thể nói, các lệnh trừng phạt dồn dập và khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây đang nhằm vào nước Nga là chưa từng có trong lịch sử, với sự tẩy chay, cô lập nước Nga ở mọi lĩnh vực chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội – thể thao… 

Bất chấp Ukraine không có can hệ nhiều tới lợi ích của nước Mỹ, kể cả về địa chính trị lẫn kinh tế. Bất chấp nước Nga không lôi kéo đồng minh hay tiến sát biên giới, khuấy đảo nước Mỹ, chính quyền Joe Biden đã dùng những từ ngữ nặng nề như “tội phạm chiến tranh”, đòi phế truất, thậm chí có nghị sĩ Mỹ còn kêu gọi “ám sát” Putin. 

Tuy nhiên ĐCSTQ, một quốc gia đang đặt ra những thách thức lớn nhất từ ​​trước đến nay đối với Hoa Kỳ, thì các nhà lãnh đạo Mỹ đã không thể có các biện pháp hiệu quả và mạnh mẽ để ứng phó hay trừng phạt.

Tờ TheEpochtimes có đoạn viết: “Trong toàn bộ lịch sử của Mỹ, chưa bao giờ có kẻ thù nào gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với đời sống của người Mỹ và đối với nền tự do trên thế giới, hơn Trung Quốc”.

“ĐCSTQ đang xây dựng thông qua chế độ độc tài toàn trị của họ, một chế độ đối địch rất nghiêm trọng với Hoa Kỳ”. “Tầng lớp chính trị Mỹ đã không phản ứng kịp thời với tác hại mà ĐCSTQ  gây ra, và rằng chính quyền Joe Biden đã không thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ trong việc giải quyết các mối đe dọa khác nhau đối với thể chế tàn bạo này.”Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình lớn trong buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại sân vận động quốc gia Tổ Chim ở Bắc Kinh vào ngày 28/6/2021. (NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)

Có thể nói ĐCSTQ đã xâm nhập hoàn toàn nước Mỹ về mọi mặt: 

  1. ĐCSTQ đã thâu tóm ngành truyền thông Mỹ, khi nhiều các kênh dòng chính nổi tiếng của Mỹ đã phục vụ lợi ích cho Trung Quốc hơn là cho chính quốc gia. (xem thêm tại đâytại đây)
  2. Facebook, Instagram, Youtube hay Twitter đều kiểm duyệt những tiếng nói công chính tại Mỹ, nhưng lại “dễ dãi” đối với các quan chức ĐCSTQ và giúp chế độ độc tài truyền bá những tin dối trá, bạo lực về đại dịch virus Vũ Hán.  (xem tại đây)
  3. ĐCSTQ “vũ khí hóa” ma túy, nhiều loại thuốc, một số dược phẩm, trong đó âm mưu hủy hoại giới trẻ Mỹ bằng thuốc gây nghiện fentanyl được trộn lẫn với lượng rất nhỏ các loại thuốc khác, nhất là heroin, để tăng hiệu lực, và tuồn vào Mỹ thông qua “đế chế” cartel ở Mexico. (xem tại đây)
  4. Kế hoạch Nghìn nhân tài (TTP), xâm nhập và lũng đoạn các trường đại học Mỹ cùng các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. (xem tại đây)
  5. Phố Wall ngày càng “mê mẩn” với Trung Quốc khiến các ngân hàng Mỹ đã giúp nhiều công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, từ đó thao túng nền kinh tế Mỹ. (xem tại đây)

Trong khi đó, chính quyền Joe Biden đã cho thấy những bước đi sai lầm trong cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại.  Việc trừng phạt Nga cũng đã làm tổn thương thêm cho nền kinh tế Mỹ, khiến lạm phát tăng lên mức kỷ lục 7,87%.  Đảng Dân chủ tán dương chính sách “biên giới mở”, đã khiến xã hội Mỹ suy yếu trông thấy, ngoài tỷ lệ tội phạm gia tăng còn cả hệ lụy thuốc fentanyl đầu độc thanh thiếu niên Mỹ.

Trong khi ấy, sự rút quân hỗn loạn của Mỹ tại Afghanistan đã “thuyết phục” Vladimir Putin rằng,  “thời cơ” của nước Nga đã đến trong việc xâm lược Ukraine, và khiến Tập Cận Bình kết luận rằng “nước Mỹ kém cỏi và yếu đuối”. 

Ngoại trừ chính quyền Donald Trump áp dụng các biện pháp mạnh tay đối với chính quyền Bắc Kinh, thì đa số các quan chức Mỹ ở cả hai đảng đều quan niệm rằng, hòa giải, mềm mỏng với ĐCSTQ là cách tiếp cận tốt nhất.

Theo nhà sử học Kevin Roberts, thái độ này giống với thái độ của Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain năm xưa trong việc xoa dịu Adolf Hitler. Ông Kevin Roberts cho rằng, sự thất bại của nhà lãnh đạo Anh trong việc chống lại Hitler nên là “bài học lớn nhất trong lịch sử hiện đại” cho nước Mỹ. 

Ông cho biết, việc ĐCSTQ xâm nhập vào xã hội Mỹ chủ yếu là thông qua các mối quan hệ kinh doanh ở phố Wall, và giờ đã gần đạt mục tiêu khi ĐCSTQ đã “biến” xã hội Mỹ ngày càng giống xã hội Trung Quốc hơn.

“Chúng ta phải loại bỏ các khoản đầu tư của ĐCSTQ vào các trường đại học Mỹ. Chúng ta phải loại bỏ các khoản đầu tư của ĐCSTQ vào bất kỳ lợi ích an ninh quốc gia nào của chúng ta. Chúng ta phải loại bỏ tận gốc và chi nhánh, mọi bộ phận của ĐCSTQ ở đất nước này”. 

Nhà sử học Kevin Roberts cho rằng, để ngăn chặn ĐCSTQ, giới lãnh đạo Mỹ cần có quyết tâm tương tự như Tổng thống Ronald Reagan, người đã chiến đấu mạnh mẽ chống lại ĐCS Liên Xô để chấm dứt Chiến tranh Lạnh. 

Hiển nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều cảm nhận rõ rằng, nước Mỹ dưới thời chính quyền Joe Biden không còn là một siêu cường mạnh mẽ nữa.

Lịch sử đang lặp lại

Mùa thu năm 1362, trên bờ sông Syniukha ở Đông Âu, tướng Algirdas của Đại công quốc Litva chuẩn bị làm một việc mà chỉ vài thập kỷ trước đây không ai có thể tưởng tượng được: Xâm lược Ukraine và tiếp quản Công quốc Kiev.

Kiev vào thời điểm đó là một quốc gia nằm dưới sự cai quản của Đế chế Mông Cổ. Nhưng vào năm 1362 ấy, “siêu cường” Mông Cổ đã sa sút trông thấy.

Vào đầu những năm 1200 dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ được coi là một đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử, khiến nhiều quốc gia e sợ. Từ một đội quân được ít người biết đến,  Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng nên một đế chế bất khả chiến bại, khiến nhiều quốc gia run sợ mỗi khi vó ngựa Mông Cổ đi qua. Thành Cát Tư Hãn (nguồn: Epoch Times)

Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, không chỉ kinh tế phồn thịnh mà tất cả các tôn giáo đều được đối xử bình đẳng như nhau, với lòng khoan dung đầy bác ái. Các sử gia cho rằng, đây được cho là một “nước cờ” hay của Thành Cát Tư Hãn để tránh các cuộc xung đột tôn giáo. 

Những người kế vị của Thành Cát Tư, gồm cháu trai của ông là Hốt Tất Liệt, tiếp tục nắm giữ quyền lực vào đầu những năm 1300. Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi.

Người Mông Cổ trở nên chia rẽ, không còn ý thức thống nhất chung nữa, và bắt đầu chọn phe phái. Một số vùng của Mông Cổ trở thành Hồi giáo, những vùng khác theo đạo Phật, và có những nhóm người tiếp thu văn hóa truyền thống của Trung Hoa. 

Ngoài ra, Mông Cổ cũng phải chịu những vấn đề nghiêm trọng khác như bệnh Dịch hạch. Thêm vào đó, lạm phát hoành hành tồi tệ đến mức những người nông dân ở miền đông Đế chế Mông Cổ bắt đầu nổi dậy.

Các vấn đề của Mông Cổ ngày càng phức tạp. Và đến giữa những năm 1300, các cường quốc đang nổi như Litva đã không còn e sợ đế chế Mông Cổ nữa. 

Đó là lý do tại sao tướng Algirdas dẫn đầu một lực lượng 25.000 quân xâm lược Ukraine vào năm 1362 để chinh phục Kiev, thực tế là thôn tính một trong những nước chư hầu của Mông Cổ.

Người Mông Cổ đã cố gắng ngăn cản tướng Algirdas bằng những lời đe dọa,  cảnh báo, thậm chí răn đe bằng một cuộc chiến tranh nhỏ, nhưng tất cả đều vô ích. 

Đây là một thời điểm quan trọng khi đế chế Mông Cổ đã dần trở nên suy yếu: Đấu đá nội bộ, phe phái, lạm phát và không còn khoan dung, bác ái với nhau nữa.

Nhưng phải đến khi người Litva xâm lược nước chư hầu của Mông Cổ là Kiev – điều mà trước đó chỉ vài thập kỷ trước không ai có thể tưởng tượng được – thì thế giới mới nhận ra rằng Đế chế Mông Cổ không còn là “siêu cường” thống trị nữa.

Lịch sử là một tấm gương phản chiếu quá khứ vào hiện tại. Cuộc rút lui đầy hổ thẹn của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan năm 2021 là một trong những dấu hiệu báo hiệu sự suy giảm sức mạnh của nước Mỹ.

Cuộc xâm lược táo tợn Ukraine của Putin cách đây gần 2 tháng – sẽ là “không  tưởng” đối với Putin cách đây hai thập kỷ: Hẳn nhiên Tổng thống Putin khi ấy sẽ e ngại trước sức mạnh của quân đội Mỹ dưới thời Tổng thống G.Bush hay Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, vào năm 2022 này, Putin đã tự tin khởi động cuộc chiến tranh tại Ukraine. Điều đáng nói là, chính quyền Joe Biden đã dành hơn một năm trời để “thương thuyết”, đe dọa Putin, với hy vọng khiến ông ta lùi bước. Nhưng tất cả đều vô ích.

Giống như tướng Algirdas của Đại công quốc Litva vào những năm 1360, Putin chứng kiến ​​sự suy giảm của nước Mỹ: Đấu đá đảng phái, chia rẽ với văn hóa hủy bỏ không khoan dung, cộng thêm lạm phát kinh tế và đại dịch COVID-19, chưa kể đến khả năng lãnh đạo yếu kém của Tổng thống Joe Biden, nước Nga đã không còn e ngại sức mạnh của Mỹ nữa.

Cũng cần lưu ý rằng, Trung Quốc là quốc gia có tiếng nói quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Putin chỉ đồng ý hội đàm với Ukraine sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc giục Putin làm như vậy vào ngày 25/2. 

Nói cách khácMỹ đã bất lực trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga, trong khi Trung Quốc là quốc gia có tiếng nói yêu cầu Nga chấm dứt cuộc xâm lược.

Không những vậy, Mỹ đang còn phải đối phó với các quốc gia độc tài nguy hiểm khác là Iran và Bắc Triều Tiên. Mà muốn đàm phán với hai nước này, thì chính quyền Mỹ lại phải cậy nhờ vai trò trung gian không thể thiếu của ĐCSTQ. 

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ntdvn.net

Xuân Trường

Bài Liên Quan