Biểu tình ở Sri Lanka: Điều gì khiến bạo lực leo thang?

Sri Lanka’s main opposition parliament members shout slogans as they protest in Colombo on April 3, 2022. – Heavily armed Sri Lankan security forces blocked a march led by opposition legislators who had defied a weekend curfew to protest the island nation’s worsening economic crisis on April 3, an AFP photographer at the scene witnessed. (Photo by Ishara S. KODIKARA / AFP)

Giới chức cho biết, Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã từ chức trong bối cảnh hàng loạt cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ xử lý khủng hoảng kinh tế.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh đảo quốc trong tình trạng giới nghiêm sau các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người ủng hộ Thủ tướng Rajapaksa và những người biểu tình chống chính phủ ở Colombo.

Một bệnh viện địa phương cho biết ít nhất 190 người đã bị thương trong cuộc bạo động ở thủ đô.

Giữa tháng trước, khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ ngày độc lập hơn 70 năm trước khiến chính phủ Sri Lanka nói họ sẽ phải ‘tạm thời vỡ nợ’.

Một hãng đánh giá tín dụng quốc tế cho rằng “quá trình vỡ nợ quốc gia” của Sri Lanka đã bắt đầu.

Hãng Fitch Ratings hạ điểm về khả năng chi trả của đảo quốc 22 triệu dân ở Nam Á còn S&P Global Ratings cũng cho rằng tình trạng vỡ nợ “đã là một điều hiển nhiên trong một số lĩnh vực kinh tế tài chính Sri Lanka”.

Giá sinh hoạt tăng, xăng dầu đắt đỏ, điện liên tục bị cắt khiến người dân xuống đường biểu tình, làm tình hình Sri Lanka thêm nguy cấp.

Bài Liên Quan