Nga sẽ rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế

  • Ben Tobias
  • BBC News

27 tháng 7 2022

A view of the ISS
Chụp lại hình ảnh,ISS đã quay quanh Trái đất từ ​​năm 1998

Nga nói họ sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2024 và thay vào đó, tự mình xây dựng trạm riêng.

Mỹ và Nga cùng với các đối tác khác đã hợp tác thành công trên ISS kể từ năm 1998.

Nhưng các mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. và trước đó, Nga từng đe dọa từ rút khỏi dự án vì các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào mình.

Nasa cho biết họ vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào về ý định rút khỏi chương trình của Nga

ISS – một dự án chung gồm năm cơ quan vũ trụ – đã được vận hành trong quỹ đạo quay quanh Trái đất từ ​​năm 1998 và đã được sử dụng để tiến hành hàng nghìn thí nghiệm khoa học.

Dự án này được duyệt để hoạt động đến năm 2024, nhưng Mỹ muốn gia hạn thêm sáu năm với sự đồng ý của tất cả các bên.

Tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Borisov cho biết Roskosmos sẽ hoàn thành nghĩa vụ của mình với các đối tác, nhưng quyết định rút khỏi dự án sau năm 2024.

Ông Borisov nói: “Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này, chúng ta sẽ bắt đầu lắp đặt một trạm quỹ đạo của riêng Nga” và nói thêm rằng trạm mới này là ưu tiên hàng đầu của cơ quan ông.

“Tốt,” ông Putin trả lời.

Hiện vẫn chưa rõ quyết định này có ý nghĩa ra sao với tương lai của ISS. Cơ quan vũ trụ Mỹ Nasa nói họ chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào từ Nga về kế hoạch này.

Cựu chỉ huy ISS kiêm phi hành gia Mỹ đã về hưu, Tiến sĩ Leroy Chiao, tin rằng không có vẻ gì Nga sẽ rút khỏi dự án.

Ông nói với BBC: “Tôi nghĩ người Nga chỉ đang cố gắng gây chú ý. Họ không có tiền để xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình và sẽ mất vài năm để làm điều đó. Họ không đạt được gì khác nếu đi vào con đường này”.

2px presentational grey line

Phần phân tích của Jonathan Amos, phóng viên mảng khoa học

Người Nga đã gây ồn ào về việc sẽ rút khỏi ISS trong một thời gian, nhưng không rõ họ thật sự có ý đó không.

Họ đã nói về việc xây dựng ‘cơ ngơi’ của riêng mình – Trạm Dịch vụ Quỹ đạo của Nga – nhưng việc này sẽ đòi hỏi cam kết tài chính mà chính phủ Nga thì không thể hiện điều này đối với các hoạt động khai thác vũ trụ hiện có của họ.

Chắc chắn rằng, các động cơ của Nga trên ISS đang già đi nhưng quan điểm của các kỹ sư là các mô-đun có thể hoạt động tốt cho đến năm 2030.

Nếu Nga rời đi, việc nảy sinh vấn đề là không cần bàn cãi. Trạm vũ trụ được thiết kế theo cách làm cho các đối tác phụ thuộc lẫn nhau.

Phía Hoa Kỳ cung cấp năng lượng cho ISS; phía Nga cung cấp động cơ đẩy và giữ cho bệ không rơi xuống Trái đất.

Nếu các động cơ đẩy đó bị cắt đi, Mỹ và các đối tác khác của họ – châu Âu, Nhật Bản và Canada – sẽ cần phải nghĩ ra các phương pháp khác để đẩy trạm bay cao hơn trên bầu trời một cách định kỳ. Đó là điều mà các robot vận chuyển của Mỹ có thể làm được.

2px presentational grey line

Sự hợp tác trên ISS giữa Nga và Mỹ dường như không bị hề hấn gì sau cuộc chiến ở Ukraine, với việc hai nước đã ký một thỏa thuận hồi đầu tháng cho phép các phi hành gia Nga đến trạm trên tàu vũ trụ của Mỹ và ngược lại.

Tiến sĩ Chaio nói về thời gian chỉ huy trạm vũ trụ từ năm 2004-2005: “Tất cả chúng tôi đều là các phi hành gia. Chúng tôi đã học cách đánh giá cao quan điểm của nhau.’

Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực hợp tác khác giữa Nga và phương Tây. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chấm dứt việc hợp tác với Roskosmos để phóng tàu thám hiểm lên sao Hỏa. Nga đã ngừng phóng tàu vũ trụ Soyuz của mình từ một bãi phóng của ESA ở Guiana của Pháp.

Russian cosmonauts on the ISS display the flag of the Luhansk People's Republic
Chụp lại hình ảnh,Các nhà du hành vũ trụ Nga trên ISS gần đây đã treo cờ của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Luhansk

Tiến sĩ Chaio cho biết trong những năm gần đây, Nga đã chính trị hóa trạm vũ trụ, đơn cử các phi hành gia Nga đã chụp ảnh cùng với cờ của các vùng ly khai thân Nga ở phía đông Ukraine.

“Bạn có thể tưởng tượng họ sẽ gặp rắc rối thế nào nếu không làm vậy,” ông nói với BBC.

Liên Xô và Nga có lịch sử khám phá không gian lâu đời, những thành tựu như đưa được con người đầu tiên lên vũ trụ vào năm 1961 vẫn là niềm tự hào dân tộc.

Trong cuộc gặp với ông Putin, người đứng đầu Roskosmos, ông Borisov cho biết trạm vũ trụ mới của Nga sẽ cung cấp cho Nga các dịch vụ trên không gian cần thiết cho một cuộc sống hiện đại, chẳng hạn như điều hướng và truyền dữ liệu.

An image of France and the UK seen from the ISS
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh của Pháp và Vương quốc Anh nhìn từ ISS

Bài Liên Quan