Olaf Scholz nói Vladimir Putin không xem chiến tranh Ukraine là sai lầm

  • Merlyn Thomas
  • BBC News

15 tháng 9 2022

German chancellor Olaf Scholz meeting Russian President Vladimir Putin in February 2022
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 2 năm 2022

Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin không nhận ra rằng việc xâm lược Ukraine là một sai lầm, sau khi hai nhà lãnh đạo điện đàm hôm thứ Ba.

Phát biểu với báo giới hôm thứ Tư, ông Scholz cho biết ông đã thúc giục Putin rút quân và tái đàm phán với Ukraine trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút.

Ông kêu gọi Nga tôn trọng chủ quyền Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phải hứng chịu áp lực tăng cường viện trợ quân sự cho Kyiv.

Ông Scholz nói rằng việc Nga rút quân khỏi Ukraine sẽ là cách duy nhất để “hòa bình có thể hiện diện trong khu vực”.

Mặc dù nói rằng ông Putin “lấy làm tiếc” vì không thay đổi quan điểm của mình về cuộc xâm lược, ông Scholz nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục đối thoại với ông Putin..

Ông Scholz nói: “Việc trao đổi với nhau và nói những gì có thể về chủ đề này là việc đúng đắn.

Ông cũng tuyên bố vũ khí mà Đức cung cấp cho Ukraine là “mang tính quyết định” và “tạo ra sự khác biệt” ở miền đông Ukraine.

Niềm vui được giải phóng của dân làng khi quân Ukraine đến.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, đã chỉ trích Đức không gửi thêm vũ khí. Ông viết trên Twitter hôm thứ Ba rằng Ukraine cần thêm viện trợ quân sự “để giải phóng người dân và cứu họ khỏi nạn diệt chủng”.

“Không có một lập luận hợp lý nào về lý do tại sao những vũ khí này không thể được tiếp tế, chỉ toàn là nỗi sợ hãi và những lý lẽ bào chữa mông lung. Điều gì khiến Berlin sợ mà Kyiv thì không?” ông nói thêm.

Bình luận về cuộc điện đàm với ông Scholz, Điện Kremlin đã đổ lỗi cho Ukraine về tình trạng bạo lực tiếp diễn.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hồi tháng Hai đã thách thức cách tiếp cận ngoại giao lâu đời của Berlin đối với Moscow – ở thế mà nền kinh tế Đức gần đây đang dựa vào dầu khí của Nga.

Và đầu năm nay, ông Scholz đã đảo ngược chính sách kiềm chế quân sự kéo dài hàng thập kỷ của Đức bằng cách tuyên bố nước này sẽ tìm cách chi 2% GDP cho chi tiêu quân sự, phù hợp với các mục tiêu của NATO.

BBC

Đến tháng Tám, Đức đã viện trợ quân sự hơn 1,2 tỷ USD cho Kyiv – một khoản tiền đáng kể nhưng thấp hơn nhiều so với Anh và Mỹ, và thậm chí còn ít hơn cả Ba Lan, quốc gia vốn có nền kinh tế nhỏ hơn.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã cam kết tiếp tế thêm vũ khí cho Ukraine, ngoài máy phát điện, quần áo ấm và lều trại mà ông đã hứa vào tuần trước, khi những tháng lạnh hơn đang đến.

Phát biểu với Reuters, bà Lambrecht mô tả cuộc phản công liên tục của Ukraine là một thành công “đáng chú ý”, dù nhấn mạnh rằng còn quá sớm để dự đoán Nga sẽ đáp trả như thế nào.

Bà nói: “Điều này chứng tỏ rằng các lực lượng Ukraine được bố trí rất tốt về mặt chiến thuật và họ có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công mà không nhiều người nghĩ rằng họ có thể làm được.”

Bài Liên Quan