Đại sứ Ukraine ‘thất vọng’ về lãnh đạo CSVN

February 24, 2023

“Cho đến nay Việt Nam chưa bao giờ chính thức lên án Nga xâm lược Ukraine, và chưa bao giờ nêu đích danh nước đã xâm lược nước láng giềng,” đại sứ Ukraine nói.

Khi Oleksandr Gaman, Đại sứ Ukraine, đáp máy bay tới Hà Nội vào tháng 4 năm ngoái, ông ý thức rằng công tác ngoại giao mà ông sắp sửa đảm nhiệm sẽ rất khác với những gì ông từng biết.

Đó là vì đất nước của ông đang trong tình trạng chiến tranh và trách nhiệm của ông là nỗ lực vận động mọi sự ủng hộ có thể từ nước sở tại.

Nhưng lập trường “không chọn bên” của Việt Nam là một thách thức gần như không thể lay chuyển. Nga, nước đang tiến hành một cuộc xâm lược nhắm vào nước ông, có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Việt Nam và vẫn khơi gợi sự trung thành từ những người có những mối liên hệ thân thiết với Liên bang Soviet cũ.

May be an image of 7 people, people standing and outdoors
Một số người Việt bày tỏ sự ủng hộ tại Sứ quán Ukraine ở Hà Nội

Ông Gaman cho biết: “Các quan chức Việt Nam, đặc biệt là trong các bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc, đều nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Những lời lẽ rất mạnh mẽ, những tuyên bố rất hùng hồn, nhưng đến khi biểu quyết cho các nghị quyết về Ukraine thì Việt Nam đã bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống.

Cho đến nay Việt Nam chưa bao giờ chính thức lên án Nga xâm lược Ukraine, và chưa bao giờ nêu đích danh nước đã xâm lược nước láng giềng.

Đối với tôi, trong tư cách đại sứ của một nước thân thiện, điều này thực sự đáng thất vọng. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực để thông tin cho các quan chức ở Việt Nam biết điều gì đang thực sự xảy ra, nguyên nhân của cuộc chiến này là gì, nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa làm được.

Chuyện này liên quan đến mối quan hệ lịch sử của Việt Nam với Nga. Nga là một nước cộng hòa thuộc Liên bang Soviet cũ. Thứ hai, Nga sau khi Liên Xô sụp đổ đã trở thành một trong những đối tác chiến lược về hỗ trợ quốc phòng và nước cung cấp năng lượng quan chính. Vì vậy, đây là hai điều tôi nghĩ là quan trọng nhất giải thích vì sao Việt Nam giữ quan điểm trung lập.

Về cuộc chiến ở Ukraine, thêm nữa, tôi đã nhiều lần nghe nói rằng chính phủ Việt Nam không muốn chia rẽ xã hội vì có những người đứng về phía Ukraine trong khi những người khác vẫn tin vào Putin. Tôi đoán là có một số lý do về mặt xã hội nữa.

Hồi năm ngoái, những người ở Hà Nội là bạn của Ukraine, muốn gặp nhau thảo luận về thơ của nhà thơ Taras Shevchenko. Có sự cố diễn ra trong sự kiện này, đó là mất điện. Tôi thực sự không biết chuyện gì đã xảy ra ở đó bởi vì tôi không thể tham dự. Vợ tôi và cấp dưới của tôi là Nataliya Zhynkina có mặt ở đó. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được bất kỳ lời giải thích nào về chuyện gì thực sự đã xảy ra.

Vụ việc thứ hai là một sự kiện thể thao, một cuộc chạy vì hòa bình. Chúng tôi quyết định tham gia giải này và rất vui khi chúng tôi nhìn thấy hình ảnh của mình với lá cờ Ukraine, đặc biệt là bây giờ khi Ukraine đang chiến đấu vì tự do và chủ quyền của mình. Và thật không may, chỉ vài giờ sau đó, Hà Nội Mới gỡ hết những bức ảnh của chúng tôi. Chúng tôi thấy điều đó hơi lạ và quyết định đăng thư ngỏ gửi tới ban biên tập của tờ báo, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được bất cứ phản hồi nào cả.

Kể từ khi tôi đến Việt Nam, tôi chưa bao giờ nhận được dù chỉ một lời mời phỏng vấn từ cơ quan truyền thông nhà nước. Nói vậy là anh hiểu câu trả lời của tôi cho câu hỏi đầu tiên là gì rồi. Tôi không nghĩ là đủ. Người dân bình thường ở Việt Nam không thể nắm được đầy đủ thông tin về tình hình ở Ukraine. Không thể tìm thấy bất kỳ bình luận nào từ các viện nghiên cứu, chuyên gia hoặc một số tổ chức về tình hình thực tế, về lý do chiến tranh. Vì vậy, tôi nghĩ truyền thông Việt Nam tường trình chưa đủ về cuộc chiến Ukraine.

(Theo VOA)

Bài Liên Quan