Nga phá đập Kakhovka do không thể đánh bại Ukraine

June 7, 2023

Đập Kakhovka ở Kherson đã bị vỡ vào ngày 6/6

“Nga không thể đánh bại chúng tôi trên chiến trường, vì vậy họ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự để cố gắng khiến chúng tôi phải khuất phục”, Đại sứ lưu động Ukraine Anton Korynevych bình luận về việc đập thủy điện Nova Kakhovka bị nổ tung trên lãnh thổ do Nga kiểm soát ở vùng Kherson, phía Nam Ukraine.

“Nga không thể đánh bại chúng tôi trên chiến trường, vì vậy họ nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự để cố gắng khiến chúng tôi phải khuất phục”, ông Korynevych nói trong các phiên điều trần, mô tả hành động của Nga là “hành động của một quốc gia khủng bố.”

Cựu Bộ trưởng Ukraine Ostap Semerak cảnh báo vụ vỡ đập Kakhovka có thể là thảm họa môi trường tồi tệ nhất nước này kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Chernobyl.

Các nhà khoa học Ukraine đang đợi nước rút bớt để có thể đánh giá đầy đủ tác động môi trường của vụ vỡ đập Kakhovka, theo Guardian.

Vụ vỡ đập đã buộc hàng nghìn người phải sơ tán, khiến các công viên quốc gia bị ngập lụt và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho hàng triệu người.

Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể gây ra mối nguy lâu dài cho nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia, đồng thời phát tán độc tố nông nghiệp và hóa dầu ra biển Đen.

Chia sẻ trên Twitter, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết các chuyên gia của họ tại Zaporizhzhia, cách đó 160 km về phía thượng nguồn, đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Họ cho biết “không có rủi ro an toàn hạt nhân ngay lập tức tại nhà máy”, vì các bể làm mát đã đầy.

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai, nếu hồ chứa phía sau đập bị cạn kiệt đáng kể. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc bổ sung nước đối với hệ thống làm mát và vận hành máy phát điện diesel.

Nói với Guardian, cựu Bộ trưởng Sinh thái Ostap Semerak nhận định đây là mối đe dọa lớn nhất hiện tại do vụ vỡ đập gây ra. Tuy nhiên, ông cho biết những mối nguy khác có thể xuất hiện trong những ngày và tuần tới, khi nước lũ nhấn chìm các thành phố, trạm xăng và trang trại. Dòng nước sẽ bị ô nhiễm bởi hóa chất nông nghiệp và các sản phẩm dầu, rồi sau đó chảy vào biển Đen.

“Điều này sẽ tác động đến Romania, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria, cũng như gây hại cho toàn bộ khu vực. Chính phủ đã tuyên bố đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở châu Âu trong 10 năm qua và tôi nghĩ đây có thể là thảm họa tồi tệ nhất ở Ukraine kể từ vụ Chernobyl năm 1986”, ông nói thêm.

Khi nhà cửa, đường phố và cơ sở kinh doanh bị ngập lụt, chính quyền cũng bày tỏ lo ngại về nguồn cung nước uống, AP đưa tin.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã triệu tập một cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh quốc gia sau sự cố sập một phần của một trong những con đập lớn nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác, Ukraine ngày 6/6 gọi Nga là một quốc gia khủng bố tại tòa án hàng đầu của Liên hiệp quốc khi các phiên điều trần bắt đầu trong vụ kiện về việc Moscow ủng hộ phe ly khai thân Nga bị cáo giác bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Đây là lần đầu tiên luật sư của Ukraine và Nga gặp nhau tại Tòa án Công lý Quốc tế ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hôm 24/2/2022. Các toán pháp lý với hàng chục đại diện đã được mỗi bên cử đến.

Một hội đồng gồm 16 thẩm phán tại ICJ bắt đầu nghe tuyên bố của Ukraine rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước chống khủng bố của Liên hiệp quốc bằng cách trang bị và tài trợ cho các lực lượng thân Nga vốn đã bắn hạ chiếc máy bay phản lực, giết chết tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn.

Ukraine cũng yêu cầu tòa án có trụ sở tại The Hague ra lệnh cho Nga ngừng phân biệt đối xử với nhóm sắc tộc Tatar ở Crimea, một bán đảo Ukraine bị Nga chiếm đóng từ năm 2014.

Bài Liên Quan