Nhóm đảo chính đóng không phận Niger sau hạn chót phải thả tổng thống Bazoum

Niger's junta leaders attend a rally at a stadium in Niamey. Photo: 6 August 2023
Chụp lại hình ảnh,Phe đảo chính (junta) được ủng hộ viên chào mừng trong sân vận động ở thủ đô Niamey hôm 06/08

Đến sáng ngày 07 tháng 8, nhóm tướng lĩnh quân đội làm cuộc đảo chính cuối tháng 7 vừa qua ở Niger, vùng Tây Phi, đã đóng không phận nước này.

Thông số từ trang Flightradar24 cho thay không có chuyến bay vào qua lại bầu trời Niger, quốc gia 25 triệu dân có trữ lượng uran đáng kể.

Nhóm các nước Tây Phi trong tổ chức viết tắt là Ecowas trước đó ra hạn chót cho tướng tá Niger là phải thả tổng thống Mohamed Bazoum và trả lại quyền lực cho ông vào lúc 23:00 GMT ngày Chủ Nhật.

Nhưng hiện không có dấu hiệu gì là các tướng quân đội Niger nghe theo yêu sách đó, bất chấp cả lời lên án từ Pháp, Hoa Kỳ và EU.

Đề phòng “can thiệp từ bên ngoài”

Các tướng tá Niger nói họ không cho phi cơ bay vào để đề phòng “can thiệp quân sự từ nước ngoài”.

Thông điệp mạnh mẽ được các nhân vật cao nhất của hội đồng quân sự đưa ra hôm Chủ Nhật tại một sân vận động ở thủ đô Niamey, nơi đông đảo ủng hộ viên của họ tụ tập, bày tỏ tinh thần “chống ngoại xâm”.

Nhóm Ecowas, tập hợp 15 quốc gia ở Tây Phi, gồm Niger nói họ “có lên một kế hoạch can thiệp” nhưng hai nước thành viên Mali và Burkina Faso phản đối kế hoạch dùng vũ lực tạo thay đổi tình hình ở Niger.

Sau cuộc đảo chính và bắt giam tổng thống Bazoum hôm 25/07, tướng Abdourahmane Tchiani, tư lệnh đội phòng vệ phủ tổng thống, tự xưng là nhà lãnh đạo tối cao của Niger.

Map

Hiện có lo ngại tập đoàn quân sự Niger chuyển sang tuyên bố trung thành với Nga và đóng cửa căn cứ của Pháp và Mỹ tại đó, tạo ra thay đổi địa chính trị quan trọng.

Chính thức mà nói, điện Krelim đã bày tỏ quan ngại về tình hình Niger sau cuộc đảo chính nhưng thủ lĩnh quân Wagner, Yevgeny Prigozhin lại phấn khích khen ngợi các tướng tá Niger.

Hôm cuối tháng 7, ông Prigozhin, tác giả một cuộc binh biến “bị ngừng” ở Nga trong tháng 6, đăng trên mạng xã hội lời khen cuộc đảo chính ở Niger, cho rằng đó là hệ quả của “chế độ thuộc địa Pháp”.

Ông ta còn cáo buộc các nước Phương Tây “nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố ở châu Phi” mà không đưa ra bằng chứng gì.

Gần đây, hoạt động của nhóm Wagner là một nguyên nhân khiến Pháp phải rút quân khỏi Mali ở vùng Hạ Sahara.

Cho đến nay, Wagner được ghi nhận có hoạt động mạnh ở Libya, Sudan, Syria, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Mozambique, Venezuela, Burkina Faso và Madagascar.

Bài Liên Quan