Bà Laura Codruta Kovesi là ‘người đốt lò’ của Romania

Bà Laura Codruta Kovesi là ‘người đốt lò’ của Romania

Reporters surround Ms Kovesi
Image captionBộ trưởng Tư pháp Romania hồi 2018 đã sa thải bà Laura Codruta Kovesi vì cho rằng bà ‘lạm quyền’ nhưng nay bà trở thành ứng viên cho chức trưởng công tố EU

Không cần phải có lãnh đạo đảng cầm quyền hay tổng thống vào cuộc, nữ công tố 43 tuổi ở Romania đem 1250 quan chức tham nhũng ra xử.

Tất cả chỉ nhờ cơ chế pháp quyền độc lập ở quốc gia hậu cộng sản nhưng nay, người hùng chống tham nhũng đã bị loại bỏ, và chỉ có EU muốn tuyển bà.

Sinh năm 1973, bà Laura Codruta Kovesi là trưởng cơ quan Anti-Corruption Directorate (DNA) của Romania, được thành lập từ 2003 để điều tra và chống tham nhũng.

Ở vai trò công tố, bà Kovesi đã nổi tiếng trên khắp châu Âu vì nỗ lực chống tham nhũng.

Romania bị cho là một trong những quốc gia hậu cộng sản ở Đông Âu mắc bệnh khá nặng về cả “tham nhũng quyền lực” và “bảo kê kinh tế” cho các nhóm lợi ích.

Tờ The Economist ở Anh viết:

“Chính trị Romania nói thẳng ra là nhầy nhụa tham nhũng. Các bố già trong đảng chính trị chia chác chức vụ và các hợp đồng công. Các đại gia (oligarchs) làm ông chủ đài truyền hình sẽ dùng chúng như công cụ tuyên truyền để triệt hạ danh tiếng của đối thủ, hoặc để bố trí cho tay chân (cronies) tái đắc cử. “

Tờ báo nhận định, “Những chính trị gia trong sạch như tổng thống Klaus Iohannis, và đảng ‘Liên đoàn Cứu quốc Romania (USR) chỉ là thiểu số.”

Big crowds turned out in 2017 in support of the anti-corruption chief
Image captionBiểu tình ở Romania hồi 2017 ủng hộ bà Laura Codruta Kovesi

“Trong EU, chỉ có Hungary, Hy Lạp và Bulgaria đứng thấp hơn Romania trong bảng xếp hạng tham nhũng của Transparency International.”

Một báo Anh khác, tờ Telegraph hồi 2016, chỉ ba năm sau khi bà Kovesi lên nhậm chức năm 2013, cơ quan chống tham nhũng Romania đã bắt hàng trăm quan chức.

“Trong số họ có một thủ tướng tại chức khi bị bắt và xử, năm bộ trưởng, 16 đại biểu quốc hội, năm thượng nghị sĩ, 97 thị trưởng và phó thị trưởng, 32 giám đốc doanh nghiệp nhà nước, và 497 quan chức các cơ quan công.”

Theo chính lời bà Laura Codruta Kovesi, chỉ số đem người bị bắt ra xử vào năm 2015 là 93%.

Một nghiên cứu của Nghị viện EU ước tính Romania mất đi 15% GDP vì tham nhũng.

Người dân Romania nay không còn cảm thấy những kẻ có quyền và hay coi thường pháp luật là bất khả xâm phạmBà Kovesi

Bản thân bà Kovesi không tin rằng nhiệm kỳ lãnh đạo DNA của bà giúp Romania hết tham nhũng.

Nhưng ít ra, theo bà khi trả lời báo Anh hồi 2016, người dân Romania nay không còn cảm thấy “những kẻ có quyền và hay coi thường pháp luật là bất khả xâm phạm”.

Bị chống lại ở Romania nhưng được EU tôn trọng

Tuy nhiên, theo báo Anh, Financial Times (05/2019), bà Kovesi bị nhiều thế lực chống lại và đã mất chức giám đốc DNA hồi 2018.

Supporters with flowers
Image captionNgười ủng hộ bà Laura Codruta Kovesi cầm biểu ngữ viết tắt họ tên bà LCK

Một trong những cáo buộc chống lại chính bà hiện nay là cơ quan điều tra DNA dùng công cụ nghe lén để thu thập bằng chứng tham nhũng.

Tại Romania, điều này “gợi lại hoạt động bị căm ghét của an ninh Securitate thời Ceausescu”, theo Financial Times.

Cũng sau khi mất chức ở Romania, bà lại trở thành một trong hai ứng viên hàng đầu để lãnh đạo cơ quan công tố Liên hiệp châu Âu.

Người thứ nhì là ông Jean-François Bohnert, ứng viên của Pháp.

Điều đáng lưu ý là chính phủ Romania cực lực phản đối việc bà Laura Codruta Kovesi trở thành ứng cử viên cho chức vụ trưởng công tố của EU.

Phóng viên BBC tại Đông Âu, Nick Thorpe nhận định rằng bà Laura Codruta Kovesi trở thành “kẻ thù số một” của chính phủ Romania do đảng Dân chủ Xã hội (gốc cộng sản) lãnh đạo.

Dự kiến cơ quan ‘European Public Prosecutor’s Office’ được khai trương vào 2020.

Ai lên nắm cơ quan này cũng sẽ có quyền lực lớn để điều tra các vụ lạm dụng quỹ EU ở các nước thành viên.

Romania, Bulgaria, Slovakia đều đã bị điều tra vì các vụ dùng sai quỹ EU và Bucharest từng bị buộc phải hoàn trả 41 triệu euro vì chi tiêu sai tiền EU trợ cấp cho nông nghiệp.

Tại Slovakia, nhà báo Jan Kuciak bị bắn chết trong vụ án làm rung động nước này sau khi ông điều tra các vụ lừa đảo tiền triệu liên quan đến trợ cấp của EU.

Bài Liên Quan