TQ với tham vọng vươn ra châu Đại Dương qua cái nhìn từ Pháp

TQ với tham vọng vươn ra châu Đại Dương qua cái nhìn từ Pháp

TS. Jean-Francois Sabouret
Image captionVành đai và con đường của Trung Quốc không chỉ gây chú ý ở Việt Nam, Đông Nam Á mà ở khu vực còn gây chú ý ở châu Đại Dương, theo TS. Jean-Francois Sabouret

Biển Đông Nam Á và khu vực châu Đại Dương có một vai trò ngày một quan trọng và đáng chú ý với giới nghiên cứu quốc tế, trong đó có các chuyên gia từ khối Pháp ngữ, không chỉ về mặt lịch sử, xã hội mà còn về các mặt địa chính trị và hợp tác, hội nhập an ninh.

Hai cuốn sách mới ấn hành trong giai đoạn gần đây thuộc tủ sách CNRS Editions của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp của các nhóm tác giả được chủ biên bởi Nathalie Fau và Benoit de Treglode; cũng như Semi Al Wardi, Jean-Marc Regnault và Jean-Francois Sabouret phản ánh điều này.

Cuốn sách Biển Đông Nam Á, Hợp tác, hội nhập và an ninh (Mers d’Asie du Sud-Est. Coopérations, intégration et sécurité) ấn hành hồi tháng 11/2018 là những nghiên cứu phong phú “nêu bật bản chất xuyên quốc gia của các vấn đề hàng hải ở Đông Nam Á và lần đầu tiên vượt qua khía cạnh an ninh và sức nặng của hợp tác khu vực,” như nhóm chủ biên Fau và Treglode trong phần tự giới thiệu sách cho biết.

Sách Biển Đông Nam Á
Image captionBìa cuốn sách về biển Đông Nam Á của nhóm chủ biên Nathalie Fau và Benoit de Treglode

“Đông Nam Á, một khu vực địa chính trị lớn, là khu vực chủ yếu về hàng hải: khu vực biển lớn hơn diện tích đất liền và vị trí đặc biệt giữa hai đại dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ, đóng vai trò trung tâm trong khu vực, giao thông hàng hải toàn cầu.

“Thái Bình Dương và Ấn Độ dương, đóng vai trò trung tâm trong khu giao thông hàng hải toàn cầu. Khác xa với sự đồng nhất và thống nhất, sự mở rộng hàng hải này được cấu trúc trong các nhóm nhỏ khu vực và tham vọng của cuốn sách này là tính đến sự đa dạng này: nó không chỉ tập trung vào Biển Đông mà còn liên quan đến Biển Sulu-Sulawesi, Timor và Arafura, Vịnh Bắc Bộ, Eo biển Malacca hoặc Tam giác San hô.

“Biển và Eo biển luôn đóng một vai trò trung tâm và thống nhất trong sự hội nhập không gian của khu vực này. Nhưng sự can thiệp của các cường quốc thực dân, và đặc biệt là ý chí của các quốc gia sau khi giành được độc lập để bảo vệ lãnh thổ quốc gia của họ đã góp phần làm xuất hiện các tranh chấp biên giới lãnh thổ và hàng hải.

“Nếu biển kết tinh những căng thẳng này, nó vẫn là trung tâm của các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường và nhiều sáng kiến hợp tác đã được thực hiện: thăm dò và khai thác dầu khí, đánh bắt, nghiên cứu biển, an toàn hàng hải , bảo vệ môi trường, hoạt động cứu hộ và chống tội phạm…”, vẫn theo phần tự giới thiệu của nhà xuất bản và nhóm chủ biên gồm Nathalie Fau và Benoit de Treglode.

‘Tầm nhìn mở rộng tới châu Đại Dương’

Từng có ý kiến cho rằng một cường quốc đang trỗi dậy tại khu vực Ấn – Thái Dương và Biển Đông đang ngày một gây chú ý và quan ngại trong khu vực và quốc tế do tiếp cận được cho là ‘hung hăng’ và ‘đầy tham vọng’ của nước này.

Luồng ý kiến này cũng cảnh báo có thể sau khi đã ‘trỗi dậy’ bất bình thường và ‘thỏa mãn’ với các mục tiêu đạt được qua một yêu sách bản đồ nhiều tranh cãi, cường quốc này khi đó sẽ vượt qua biển Đông mà tiến sâu vượt qua cả biển Đông Nam Á và đe dọa an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, tự do hàng hải ở khu vực rộng lớn hơn là châu Đại Dương, điều mà không chỉ Úc và New Zealand, mà nhiều quốc gia khác, đảo quốc và vùng lãnh thổ khác ở khu vực và vùng kề cận có thể sẽ phải quan tâm và theo dõi nhiều hơn.

Trong bối cảnh đó, với tầm nhìn mở rộng gạch nối giữa Ấn Thái Dương và đi xuống phía Nam của Biển Đông Nam Á và khu vực với châu Đại Đương, một cuốn sách như cuốn “Châu Đại Dương đầy thèm muốn” – Lịch sử, địa chính trị và xã hội (L’Océanie convoitée – Histoire, géopolitique et société) được kỳ vọng cung cấp thêm một góc nhìn tham khảo và những tìm tòi mới cho những ai quan tâm trên nhiều khía cạnh một cách có hệ thống từ lĩnh vực, đến lĩnh vực như tên gọi cuốn sách gợi mở.

“Một lục địa khổng lồ, nhưng vẫn “vô hình”, châu Đại Dương đầy hấp dẫn,” phần tự giới thiệu của nhà xuất bản và nhóm chủ biên Al Wardi, Regnault và Sabouret chia sẻ.

“Cuốn sách, tập hợp khoảng bốn mươi chuyên gia, phân tích Châu Đại Dương “đáng thèm muốn” này từ các góc độ lịch sử, chính trị, tôn giáo, kinh tế và văn hóa. Cố gắng vượt ra khỏi huyền thoại, luôn luôn sống động, những hòn đảo thiên đường được tìm thấy, cuốn sách cho thấy sự ham muốn khó chịu của vô số chủ thể, tác nhân, đôi khi bất ngờ, giống như tham vọng bá quyền của các cường quốc.

TS. Lê Hồng Hiệp từ Singapore bình luận thực chất việc TQ điều tàu trở lại Bãi Tư Chính.

“Mặc dù châu Đại Dương đã trở thành một trong những “Con đường tơ lụa” mới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, như một phần của chiến lược của nước này vươn ra Thế giới, châu lục này vẫn là một thế giới chủ yếu với ảnh hưởng của Mỹ và tiếng Anh.

Và, trong khi chúng ta đang ở trước một giai đoạn cập thời hóa của tôn giáo, nhà thờ có tính chất chính trị quan trọng ở New Caledonia và Polynesia, cuốn sách mới này cũng đặt câu hỏi về những nỗ lực của các dân tộc ở Châu Đại Dương để đến với nhau và bảo vệ bản sắc của họ trong một thế giới bị đảo lộn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao.”

Liên quan tới tham vọng của Trung Quốc ở châu lục này và mở rộng tiếp giáp liên khu vực, thành viên nhóm chủ biên, Tiến sỹ Jean-Francois Sabouret nói với BBC News Tiếng Việt:

“Trung Quốc có tham vọng rất lớn mà thậm chí các quốc gia nhỏ ở châu Đại Dương đều rất đang quan tâm trong đó có dự án Vành đai và con đường.

“Họ có rất nhiều sức mạnh về đồng tiền và vốn đầu tư bên cạnh tham vọng về chủ quyền ở biển đảo khu vực,” nguyên Giám đốc Nghiên cứu thuộc CNRS nói với BBC hồi thượng tuần tháng 8/2019 từ London.

Bài Liên Quan