Tổ chức Phụ nữ LHQ đã giữ im lặng khi chế độ Trung Quốc cưỡng chế triệt sản người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam

(TibetTruth) Tổ chức Phụ nữ LHQ đã giữ im lặng khi chế độ Trung Quốc cưỡng chế triệt sản người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam

Người phụ nữ trong ảnh là Mehrigul Tursun, người Duy Ngô Nhĩ. Cô đã bị Trung Cộng bắt giữ, ba đứa con sơ sinh của cô đã chết trong khi cô bị giam giữ và cô đã bị phẫu thuật y tế mà không hề được biết. Mehrigan đã trải qua các hình thức tra tấn như bị đánh đập, chích điện và cưỡng chế triệt sản.

Khi chúng tôi viết bài đăng này, tại các khu vực khác nhau trên thế giới, các tổ chức phụ nữ phi chính phủ đang tập hợp để chuẩn bị cho Ủy ban bảo vệ Phụ nữ của Liên Hợp Quốc vào năm tới, cũng là để kỷ niệm năm thứ 25 Hội nghị Thế giới Phụ nữ và hợp thức các Tuyên bố của Bắc Kinh về những hành động chống lại bạo lực (từ 1995).

Trong tuyên bố đó, những điều sau đây được các chính phủ kêu gọi:
“Thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để loại bỏ các biện pháp can thiệp y tế có hại, không cần thiết về mặt y tế hoặc cưỡng chế can thiệp y tế, nếu điều đó thuộc về hành vi bạo lực đối với phụ nữ, bao gồm triệt sản bắt buộc và phá thai bắt buộc, sử dụng biện pháp tránh thai cưỡng bức” (phần D, đoạn 115).

Bà Phumzile Mlambo Ngucka, giám đốc điều hành của tổ chức phụ nữ LHQ đã không đưa ra một lời phản đối hay quan ngại nào đối với việc Trung Quốc cưỡng chế triệt sản phụ nữ. Tổ chức thuộc LHQ của bà đang liên tục bỏ qua các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Mông Cổ và phụ nữ thuộc các nhóm dân cư khác.

Giờ đây, Trung Quốc đã được nhiều người biết đến bởi chế độ lãnh đạo có một chương trình kiểm soát dân số cưỡng chế, phụ nữ bị một loạt các biện pháp hà khắc, bao gồm triệt sản bắt buộc, can thiệp y tế bắt buộc và tránh thai bắt buộc.

Tuy nhiên, hành động của Bắc Kinh không phải là mối quan tâm duy nhất về các vi phạm của chế độ Trung Quốc đối với phụ nữ và quyền sinh sản. Từ năm 1995, các tổ chức Phụ nữ và UNCSW đã bị vạch trần và chất vấn vì đã chọn cách giữ im lặng, không phê phán, cũng không lên án những hành động tàn bạo y tế của chính phủ Trung Quốc. Mặc dù theo thỏa thuận của Liên Hợp Quốc, tổ chức bảo vệ phụ nữ sẽ phải làm những việc mà họ hướng tới sau các cam kết phê chuẩn năm 1995 kêu gọi chống lại những vi phạm bạo lực.

GHI CHÚ: Độc giả chọn chia sẻ “Bao gồm bài viết gốc” (Include original post) để giữ lại phần tiếng Việt.

Bài Liên Quan