Biểu tình Chile: Năm người chết sau khi đốt phá nhà máy may

Biểu tình Chile: Năm người chết sau khi đốt phá nhà máy may

Santiago đang sôi sục do tình trạng bất ổn
Image captionSantiago đang sôi sục do tình trạng bất ổn

Năm người chết sau khi những người cướp bóc đốt nhà máy may gần thủ đô Santiago của Chile, nâng số người chết trong các cuộc biểu tình bạo lực lên ít nhất bảy người.

Quân đội và cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để chống lại người biểu tình và lệnh giới nghiêm được áp đặt tại các thành phố lớn.

Tình trạng khẩn cấp được ban hành ở Santiago cũng sẽ được mở rộng đến các thành phố khác ở phía bắc và nam Chile.

Biểu tình xuất phát từ việc tăng giá vé tàu điện ngầm, hiện đã bị đình chỉ. Tình trạng bất ổn gia tăng phản ánh sự giận dữ về mức sinh hoạt phí và bất bình đẳng.

Hôm 21/10, nhiều ngân hàng, trường học và cửa hàng tiếp tục bị đóng cửa.

Điều gì đang diễn ra ở Chile?

Lính cứu hỏa cho biết họ tìm thấy năm thi thể bên trong một nhà máy may mặc bị phóng hỏa bởi những người bạo loạn ở ngoại ô Santiago. Báo cáo trước đó cho biết ba người khác đã chết trong một vụ cháy siêu thị ở Santiago hôm thứ Bảy (19/10).

Bộ trưởng Nội vụ Andrés Chadwick cho biết ít nhất bảy người đã chết trong các vụ tai nạn liên quan đến biểu tình, mà không đưa ra chi tiết.

Đã có 70 “vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực”, bao gồm 40 vụ cướp siêu thị và các doanh nghiệp khác. Hai người bị thương do súng bắn sau khi đụng độ với cảnh sát, giới chức cho biết.

“Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc leo thang thực sự chắc chắn được tổ chức nhằm gây thiệt hại cho đất nước và cuộc sống của mỗi người dân,” bộ trưởng bộ nội vụ nói.

Khoảng 10.500 cảnh sát và binh lính được triển khai trên đường phố, ông nói thêm, trong khi giới chức cũng thông báo hơn 1.400 vụ bắt giữ.

Hôm 20/10, tại một số thành phố, người biểu tình đã đốt xe buýt, phá hủy các bến tàu điện ngầm và đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Lệnh giới nghiêm vào ban đêm được áp đặt tại các khu vực thuộc Santiago, Valparaíso, Coquimbo và Biobío.

Lệnh giới nghiêm vào ban đêm được áp đặt tại các khu vực thuộc Santiago, Valparaíso, Coquimbo và Biobío
Image captionLệnh giới nghiêm vào ban đêm được áp đặt tại các khu vực thuộc Santiago, Valparaíso, Coquimbo và Biobío

Tình trạng khẩn cấp sẽ được ban hành tại các thành phố Antofagasta, Valparaíso, Valdivia, Chillán, Talca, Temuco và Punta Arenas, cho phép chính quyền hạn chế tự do đi lại của người dân và quyền hội họp của họ.

Tại Santiago, hầu như tất cả các phương tiện giao thông công cộng đã bị tạm dừng hoạt động và một số chuyến bay quốc tế đã bị hủy hoặc dời lịch bay vì thiếu phi hành đoàn.

Hàng trăm du khách bị ảnh hưởng do việc hủy chuyến bay
Image captionHàng trăm du khách bị ảnh hưởng do việc hủy chuyến bay

Ít nhất một tuyến tàu điện ngầm trong thành phố dự kiến sẽ hoạt động lại vào thứ Hai (21/10) sau khi toàn bộ hệ thống bị đóng cửa hôm 18/10 do những thiệt hại từ tình trạng bất ổn gây ra. Đây là điều tồi tệ nhất xảy ra với một trong những quốc gia ổn định nhất Mỹ Latinh này trong nhiều thập kỷ.

Tổng thống Chile nói gì?

Tổng thống Sebastián Piñera, một tỷ phú theo đường lối bảo thủ, bị chỉ trích vì những phản ứng của ông với các cuộc biểu tình, vốn là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống hiện tại của ông.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông nói rằng những người phóng hỏa, dựng rào chắn và cướp bóc là “tội phạm”.

“Chúng tôi nhận thức rất rõ rằng [những người đứng sau các cuộc bạo loạn] là có tổ chức, hậu cần, điển hình của một tổ chức tội phạm,” ông nói. “Tôi kêu gọi đồng bào đoàn kết trong cuộc chiến chống bạo lực và phạm pháp này.”

Các cuộc biểu tình xuất phát từ việc tăng giá vé tàu điện ngầm hiện đã bị tạm dừng
Image captionCác cuộc biểu tình xuất phát từ việc tăng giá vé tàu điện ngầm hiện đã bị tạm dừng

Ông Piñera – tái đắc cử tổng thống vào tháng 3 năm 2018 sau thời kỳ làm tổng thống từ năm 2010 đến 2014 – đã triển khai binh lính và xe tăng lần đầu tiên kể từ năm 1990, khi Chile trở lại chế độ dân chủ sau chế độ độc tài của Augusto Pinochet.

Phát ngôn của tổng thống đổ thêm dầu vào lửa

Phân tích của Vanessa Buschschlüter, biên tập viên BBC News Online Mỹ Latinh

“Chúng ta đang trong cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù mạnh và không thể cản, họ là những người không tôn trọng bất cứ thứ gì và bất cứ ai, và sẵn sàng sử dụng bạo lực không giới hạn và các hành động phạm pháp.” Đó là những gì tổng thống President Piñera mô tả các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật.

Trong khi một số cảnh về các cuộc đụng độ bạo lực giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình giống với những gì diễn ra trong vùng chiến sự, phản ứng trước những lời mô tả của ông Piñera gây ra phẫn nộ với các chính trị gia đối lập. Họ gọi nó là “thảm bại” và “vô trách nhiệm”.

Nhưng quan trọng hơn là ảnh hưởng của những từ ngữ đó đối với người biểu tình. Nếu họ vốn đã cảm thấy bị chính phủ phớt lờ, việc Tổng thống Piñera gán cho họ là tội phạm, trong mắt họ, nó chứng tỏ ông ấy ít để ý tới những quan tâm của họ.,

Với phong trào biểu tình đang có được động lực trong khi vẫn thiếu người lãnh đạo thực sự và phát ngôn của ông Piñera càng thổi bùng lên ngọn lửa, cơ hội để có một cuộc đối thoại có ý nghĩa dường như càng trở lên xa vời.

Nguồn gốc là gì?

Tình trạng bất ổn đã bộc lộ những chia rẽ trong quốc gia này, một trong những nước giàu nhất khu vực nhưng đây cũng là một trong những lời kêu gọi bất bình đẳng và mạnh mẽ nhất về cải cách kinh tế.

Nó bắt nguồn từ sự bất mãn đang sôi sục trong một số trường đại học và trường học về việc thiếu nguồn và tài trợ.

Constanza Gonzalez, một người biểu tình, nói với BBC rằng: “Đây không phải là về các đảng phái chính trị. Tôi nghĩ người dân đang giận dữ và đây là điều đã xảy ra trong một thời gian dài.”

Ông Piñera đã đình chỉ việc tăng giá vé tàu điện ngầm hôm 19/10, nói rằng ông đã lắng nghe với “sự khiêm nhường” trước “tiếng nói của đồng bào tôi”.

Bài Liên Quan