Đèn xanh của Đan Mạch cho Nord Stream 2: Thắng lợi nửa vời cho Gazprom

Đèn xanh của Đan Mạch cho Nord Stream 2: Thắng lợi nửa vời cho Gazprom

Trọng Nghĩa – Đăng ngày 01-11-2019 

media

Lễ khánh thành xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream II xuyên biển Baltic, ngày 08/11/2019.AFP/ JOHN MACDOUGALL

Sau hơn hai năm chần chờ, ngày 30/10/2019 vừa qua, chính quyền Copenhagen đã chính thức cho phép tập đoàn Nord Stream 2 xây dựng đoạn ống dẫn khí đốt từ Nga qua Tây Âu xuyên qua Biển Baltic đi qua vùng biển Đan Mạch. Thông báo này tháo gỡ rào cản cuối cùng trong tiến trình hoàn tất đường ống.

Sự kiện được cho là một thắng lợi của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, vốn đã đầu tư một nửa trong số khoảng 10 tỷ đô la vào dự án, bên cạnh các đối tác Tây Âu là Đức, Pháp, Áo, Anh, và Hà Lan. Có điều là theo các nhà quan sát, đối với Gazprom, đó có thể chỉ là một chiến thắng nửa vời.

Nga đã có phản ứng phấn khởi về đèn xanh của Đan Mạch. Đang viếng thăm Hungary, tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập tức hoan nghênh Đan Mạch, “một tác nhân có trách nhiệm”, biết “bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình, lợi ích của các đối tác chính ở châu Âu”. Ông Putin cũng không quên nhắc nhở châu Âu về lợi ích của việc đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng của mình bằng cách mua khí đốt của Nga.

Trong một thông cáo, tập đoàn vận hành Nord Stream 2 cũng tuyên bố “hài lòng” về quyết định của chính quyền Đan Mạch, trong lúc lãnh đạo Gazprom là ông Alexei Miller, thì khẳng định “công việc xây dựng có thể được hoàn thành trong năm tuần lễ”. Trên thị trường chứng khoán Matxcơva, giá cổ phiếu của Gazprom đã lập tức tăng thêm 3%.

Trong không khí vui mừng phấn khởi đó của phía Nga, một số nhà phân tích lưu ý rằng việc đường ống dẫn khí đốt được đi thẳng qua Đan Mạch để đến Đức mà không phải qua đường vòng không hẳn là một chiến thắng thật sự cho Gazprom.

Lý do đầu tiên là chỉ có một trong hai đường ống của tuyến Nord Stream 2 là được dùng để cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu, với một khối lượng dự trù khoảng 27 tỷ m3 thay vì 55 tỷ m3 mỗi năm. Nguyên nhân là vì trong thời gian qua, các quy định của châu Âu đã thay đổi. Bruxelles hiện có quy định cấm cùng một nhà cung cấp sử dụng hơn một nửa công suất của cơ sở hạ tầng khí đốt mới.

Tháng 09/2019, Gazprom đã bị Tòa Án Công lý Châu Âu cấm sử dụng 100% đường ống dẫn khí Opal vốn được dùng để kéo dài đường ống Nord Stream 1 ở Đức, với lý do là Đức có nguy cơ quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất và nếu chẳng may nguồn cung cấp đó bị gián đoạn, thì các láng giềng châu Âu của Đức bị buộc phải lao vào giúp đỡ nhân danh nguyên tắc đoàn kết.

Mặt khác, theo chuyên gia Thierry Bros thuộc Viện Nghiên Cứu Năng lượng Oxford, có một khác biệt cơ bản giữa hai dự án Nord Stream 1 đã có sẵn và Nord Stream 2 sắp hoàn thành: Nord Stream 1 là một dự án ưu tiên của châu Âu, nhằm mở ra một tuyến đường mới để nhập khí đốt Nga mà không phải đi qua Ukraina, trong bối cảnh căng thẳng liên tục giữa Kiev và Matxcơva đã làm cho đường dẫn khí qua châu Âu nhiều lần bị gián đoạn.

Trong khi đó Nord Stream 2 là một dự án của Nga nhằm gạt bỏ hoàn toàn vai trò của Ukraina, thâu tóm toàn bộ các tuyến cung cấp khí đốt. Hệ quả của việc này là cắt đứt một nguồn thu nhập quan trọng của Ukraina, điều mà châu Âu không đồng ý.

Chính quyền Đức từng cho biết là dự án Nord Stream 2 chỉ có thể được khởi động nếu Gazprom vẫn duy trì việc cung cấp khí đốt cho châu Âu qua ngã Ukraina.

Tóm lại, theo chuyên gia Bros, “Khi hoàn tất, Nord Stream 2 sẽ không còn là dự án đúng theo mong muốn của người Nga, và họ sẽ phải trả 9 tỷ đô la cho một thứ mà trị giá chỉ là 5 tỷ …

Bài Liên Quan