Trung Quốc lên án vụ tấn công bà Teresa Cheng ở London

Trung Quốc lên án vụ tấn công bà Teresa Cheng ở London

Video quay lại cho thấy khi bà chuẩn bị đi vào Viện Trọng tài Quốc tế thì người biểu tình bao vây bà Teresa Cheng

Trung Quốc lên án việc người biểu tình ở London tấn công người đứng đầu cơ quan tư pháp Hong Kong vào chiều tối thứ Năm.

Bà Trịnh Nhược Hoa (Teresa Cheng) bị ngã, nhập viện vì bị thương ở cánh tay, sau khi 30 bị người biểu tình bao vây.

Người phát ngôn của Trung Quốc, Cảnh Sảng, nói một số người ở Anh “đã ủng hộ hành vi bạo lực gây ra hỗn loạn” ở Hong Kong.

Năm tháng qua đã chứng kiến biểu tình liên tục tại đặc khu hành chính Hong Kong thuộc Trung Quốc.

Bà Teresa Cheng , giữ chức đứng đầu ngành tư pháp Hong Kong (Justice Secretary) có mặt ở khu Camden, bắc London để quảng bá Hong Kong là trung tâm giúp giải quyết tranh chấp thương mại.

Video quay lại cho thấy khi bà chuẩn bị đi vào Viện Trọng tài Quốc tế thì người biểu tình bao vây bà.

Một số người cầm biểu ngữ, hét “kẻ giết người”, và trong lúc xô đẩy, bà Teresa Cheng ngã xuống đất.

Cảnh sát London nói chưa bắt ai nhưng đang điều tra cáo buộc hành hung.

Ông Cảnh Sảng, người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc, nói vụ tấn công “liên hệ trực tiếp tới một số chính trị gia Anh nhầm lẫn về Hong Kong, và sự ủng hộ của họ dành cho hành vi bạo lực”.

Ông nói nếu Anh không thay đổi thái độ, “tiếp tục đổ dầu vào lửa, gây bất hòa”, thì Anh sẽ “tự mang họa vào thân”.

Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố “hành vi hoang dã” đã xâm phạm chuẩn mực xã hội văn minh.

Văn phòng bà Teresa Cheng thì nói bà “trách đám đông bạo lực ở London làm bà bị đau nghiêm trọng”.

Người biểu tình nói bà Cheng đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy dự luật dẫn độ.

Hong Kong protesters
Image captionCác cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong bắt đầu 5 tháng trước

Biểu tình kéo dài

Tất cả các trường học Hong Kong đóng cửa hôm thứ Năm 14/11, khi vùng lãnh thổ này đối mặt với một ngày bạo loạn leo thang.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng Sáu, phản đối dự luật chống dẫn độ về Trung Quốc đại lục, điều mà nhiều người lo sợ sẽ hủy hoại các quyền tự do của Hong Kong.

Một người đàn ông 70 tuổi đã chết ở Hong Kong sau khi bị đánh vào đầu trong cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ chính phủ và người biểu tình.

Các quan chức cho biết người đàn ông đang trong giờ nghỉ trưa tại sở, nơi ông là một nhân viên dọn dẹp, khi bị đánh vào đầu bởi “những vật cứng do những kẻ bạo loạn đeo mặt nạ tấn công”.

Sự kiện này xảy ra khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hệ thống “một quốc gia, hai hệ thống” đang bị “thách thức”.

Chưa đầy một tuần trước, Alex Chow, một sinh viên 22 tuổi, đã chết sau khi rơi xuống từ một tòa nhà trong một hoạt động của cảnh sát.

Police fire tear gas towards protesters at the Chinese University of Hong Kong (CUHK)
Image captionNgười biểu tình tố cáo cảnh sát dùng bạo lực quá mức
Hong Kong protesters
Image captionNgười biểu tình chuẩn bị bom xăng ở Mong Kok, Hong Kong

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nói gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong lúc đang phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS ở Brazil, đã đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ với người biểu tình.

Ông nói rằng “các hoạt vi bạo động cực đoan” trong thành phố đã “thách thức nghiêm trọng [nguyên tắc]” một quốc gia, hai hệ thống “.

Theo Thời báo Hoàn cầu của nhà nước TQ, ông Tập cho biết “ưu tiên cấp bách nhất của Hong Kong là chấm dứt bạo lực, hỗn loạn và vãn hồi trật tự”.

Teresa Cheng in Hong Kong last month
Image captionBà Teresa Cheng ở Hong Kong hồi tháng trước
Teresa Cheng falls to the ground during the incident
Image captionHình chụp bà Teresa Cheng bị đã xuống đất ở Camden, London tối thứ Năm

Ông Tập cũng bày tỏ “sự hỗ trợ vững chắc” cho lực lượng cảnh sát Hong Kong.

Số liệu công bố hôm 15/11/2019 cho hay sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, kinh tế Hong Kong lần đầu rơi vào suy thoái sau một thập niên.

Hong Kong GDP graph

Bài Liên Quan