Simon Cheng ‘bị TQ tra tấn để tìm bằng chứng Anh can thiệp’

Simon Cheng ‘bị TQ tra tấn để tìm bằng chứng Anh can thiệp’

Simon Cheng nói với BBC rằng ông bị công an Trung Quốc tra tấn

Một cựu nhân viên của Lãnh sự quán Anh ở Hong Kong nói với BBC rằng ông bị tra tấn ở Trung Quốc với cáo buộc kích động bất ổn chính trị.

Simon Cheng, một công dân Hong Kong từng làm cho chính phủ Anh gần hai năm, bị tạm giữ 15 ngày hồi tháng Tám khi đi vào Trung Quốc đại lục.

“Tôi bị trói, bịt mặt và bịt đầu,” người đàn ông 29 tuổi nói với BBC.

Các nguồn thuộc chính phủ Anh nói họ tin lời ông Simon Cheng.

Sau cuộc phỏng vấn của BBC với Simon Cheng, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã yêu cầu đại sứ Trung Quốc tới gặp.

Ngoại trưởng Anh nói với BBC: “Chúng tôi phẫn nộ vì sự đối xử dã man dành cho ông Chen khi bị tạm giam.”

Nhưng người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc nói với BBC rằng Trung Quốc không chấp nhận đến gặp ngoại trưởng Anh, và rằng Bắc Kinh sẽ triệu đại sứ Anh tới để bày tỏ “giận dữ”.

Ông Simon Cheng còn cáo buộc ông trông thấy nhiều công dân Hong Kong khác cùng bị tạm giam.

Ông Simon Cheng từng là một viên chức về thương mại, đầu tư ở lãnh sự quán Anh tại Hong Kong.

Công việc của ông khiến ông thường đi vào Trung Quốc đại lục.

Nhưng vào tháng Sáu, khi Hong Kong xảy ra biểu tình, ông Cheng xung phong làm thêm một việc.

“Lãnh sự quán Anh khi đó yêu cầu nhân viên thu thập thông tin về các cuộc biểu tình,” ông nói.

Ủng hộ phong trào đòi dân chủ, Simon Cheng đã gia nhập một số nhóm biểu tình trên mạng xã hội, với sự đồng ý của lãnh sự quán.

Ông được lãnh sự quán trả tiền làm thêm cho thông tin mà ông thu thập.

Simon Cheng stands against a city backdrop at night
Image captionÔng Cheng nói lãnh sự quán Anh đồng ý cho ông thu thập thông tin về biểu tình

Ông và nguồn chính phủ Anh nói rằng ông Simon Cheng chỉ quan sát các sự kiện.

Nhưng Trung Quốc đã cáo buộc Anh can thiệp vào Hong Kong.

Ngày 8/8, ông được lãnh sự quán gửi đi dự hội nghị thương mại ở Thâm Quyến.

Năm ngoái, tuyến đường sắt cao tốc Hong Kong – Thâm Quyến khai trương.

Một văn phòng kiểm tra biên giới được đặt bên trong ga tàu West Kowloon thuộc Hong Kong.

Đây là chi tiết gây tranh cãi. Phong trào đòi dân chủ xem sự có mặt của cảnh sát biên phòng Trung Quốc là thể hiện quyền uy đại lục không được hoan nghênh.

Khi ông Simon Cheng xong hội nghị và quay về, ông bị chặn lại tại đây.

Họ đưa ông lên tàu hỏa chở về lại Thâm Quyến. Ông nói mình bị trao trả cho ba viên chức mặc thường phục làm việc cho cảnh sát Trung Quốc.

Detention centre
Image captionTrung tâm tạm giam mà ông Cheng bảo là mình đã bị đưa vào

Ông nói họ đã tra hỏi ông và muốn ép ông khai rằng ông kích động bạo loạn thay mặt cho nhà nước Anh.

“Họ muốn biết Anh đóng vai trò gì trong biểu tình Hong Kong,” ông kể cho BBC.

Ông nói mình bị bắt đứng theo các kiểu gây stress hàng giờ, và nếu di chuyển là bị đánh.

“Họ đánh vào các phần xương, như gót chân,” ông nói.

Ông cáo buộc rằng công an Trung Quốc không cho ông ngủ, bị ép hát quốc ca Trung Quốc để thức.

Ông cũng cáo buộc đã nhìn thấy nhiều người Hong Kong bị bắt tại đó.

“Tôi nghe một người nói tiếng Quảng, ‘Giơ tay lên, ông đã giương cờ khi biểu tình hả?'”

Ông nói được cho xem hơn 1.000 hình người biểu tình, bị bắt ghi tên những ai mà ông biết.

Vụ ông Simon Cheng tạo ra sự quan tâm của dư luận
Image captionVụ ông Simon Cheng tạo ra sự quan tâm của dư luận

Ông nói công an bắt ông mở điện thoại di động bằng cách để phone nhận dạng mặt ông rồi tự mở.

Họ in ra các email trong phone của ông.

Ông nói họ ghi hai video “thú tội” của ông.

Trong lúc đi dự hội nghị ở Thâm Quyến, ông Cheng làm một việc mà lãnh sự quán Anh không biết: Ông đi gặp người thân của một người bạn để nhận tiền gửi cho ông bạn.

Người bạn này trước đó đã bị bắt vì tham gia biểu tình ở Hong Kong và đang tạm được tại ngoại.

Mặc dù nhận tiền để người bạn chi xài cho nhu cầu pháp lý không phải là tội, nhưng ông có thể đã bị theo dõi vì việc này.

Mr Cheng, sitting down during a BBC interview, raises his arms above his head to demonstrate the position he was forced into
Image captionÔng Cheng trả lời BBC

Ông Cheng cũng đã công bố bản tường trình của ông về toàn bộ sự vụ.

Do việc bị công an Trung Quốc thẩm vấn, Anh quốc nay xem ông là rủi ro an ninh.

Ông được yêu cầu từ nhiệm, mặc dù nguồn chính phủ Anh nói ông được hỗ trợ, trong đó có visa hai năm làm việc cho Anh.

Ông nói mình hiện đang tìm cách xin tỵ nạn ở bất kỳ đâu mà ông thấy an toàn.

Cáo buộc của ông sẽ khiến Trung Quốc đối diện câu hỏi có hay không việc tra tấn khi điều tra sự can thiệp của nước ngoài.

Chính phủ Anh thì sẽ bị hỏi liệu họ đã làm hết sức để bảo vệ ông Cheng hay chưa.

Với người biểu tình Hong Kong, câu chuyện của Simon Cheng sẽ khiến nhiều người tin rằng hệ thống pháp luật đại lục quả thật đáng sợ và khác biệt.

Bài Liên Quan