Bà Suu Kyi đối đầu vụ kiện diệt chủng tại Tòa quốc tế

Bà Suu Kyi đối đầu vụ kiện diệt chủng tại Tòa quốc tế

  • 21 tháng 11 2019
Bà Aung San Suu Kyi tại Yangon, Myanmar tháng 7/2019
Image captionBà Aung San Suu Kyi tại Yangon, Myanmar tháng 7/2019

Bà Aung San Suu Kyi sẽ ra trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để tranh luận về một vụ kiện qua đó Gambia cáo buộc Myanmar diệt chủng người thiểu số Rohingya, theo Reuters.

Hơn 730.000 người Rohingya đã trốn sang nước láng giềng Bangladesh sau cuộc đàn áp của quân đội Myanmar năm 2017, mà các nhà điều tra của Hoa Kỳ nói rằng đã được thực hiện với “ý định diệt chủng”.

Chính phủ Myanmar, quốc gia mà tôn giáo chính là Phật giáo phủ nhận cáo buộc diệt chủng.

Gambia, một quốc gia nhỏ bé, chủ yếu là người Hồi giáo ở Tây Phi, đã nộp đơn kiện sau khi giành được sự ủng hộ của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) gồm 57 quốc gia.

“Myanmar đã giữ nhờ các luật sư quốc tế nổi tiếng để tranh luận vụ kiện do Gambia đệ trình”, Bộ trưởng tư vấn nhà nước của bà Suu Kyi’s cho biết trong một bài đăng trên Facebook.

Phát ngôn viên của quân đội Myanmar, Thiếu tướng Zaw Min Tun nói với Reuters rằng quyết định trên được đưa ra sau khi quân đội tham khảo ý kiến với chính phủ.

“Chúng tôi, quân đội, sẽ hoàn toàn hợp tác với chính phủ và sẽ làm theo chỉ dẫn của chính phủ”, ông nói.

Người phát ngôn của đảng của bà Suu Kyi, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, cho biết bà đã quyết định tự mình sẽ xử lý sự việc.

“Họ cáo buộc bà Aung San Suu Kyi đã không lên tiếng về các vi phạm nhân quyền”, phát ngôn viên Myo Nyunt nói. “Bà quyết định tự mình đối mặt với vụ kiện.”

Cả hai nước Gambia và Myanmar đều đã ký kết Công ước Diệt chủng năm 1948, điều này không chỉ cấm các quốc gia phạm tội diệt chủng mà còn buộc tất cả các quốc gia ký kết ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng.

Tòa án Công lý Quốc tế cho biết sẽ tổ chức các phiên điều trần công khai đầu tiên trong vụ kiện từ ngày 10 đến 12 tháng 12.

Tòa án Công lý Quốc tế, tuy thế, không có cách nào để thực thi bất kỳ phán quyết nào của mình.

Vì sao người Rohingya tràn qua biên giới Bangladesh?
Người tị nạn Rohingya ‘sống trong điều kiện khắc nghiệt’
Người Rohingya trong trại tỵ nạn
Image captionNgười Rohingya trong trại tỵ nạn

Bài Liên Quan