Soleimani: Giẫm đạp tại lễ an táng làm 50 người chết

Soleimani: Giẫm đạp tại lễ an táng làm 50 người chết

Soleimani: Giẫm đạp tại lễ an táng làm ít nhất 50 người chết

50 người đã thiệt mạng vì đám đông giẫm đạp lên nhau khi người dân Iran đổ về thị trấn quê nhà của vị tướng hàng đầu bị giết do Mỹ tấn công bằng drone, truyền thông Iran đưa tin.

Cái chết của những người tới dự lễ an táng tướng Qasem Soleimani ở Kerman khiến lễ mai táng phải tạm hoãn lại. Ban tổ chức sẽ thông báo thời gian mai táng sau.

Tướng Qasem Soleimani được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng ở Kerman, nơi xấp xỉ hàng triệu người xuống đường phố dự đám rước quan tài.

Việc ông bị giết làm tăng lo ngại về xung đột giữa Mỹ và Iran.

Soleimaini được coi là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, chỉ sau Lãnh tụ Tối cao Khamenei. Mỹ coi ông là một kẻ khủng bố và một mối đe dọa cho quân đội Mỹ.

Tổng thống Trump theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Iran và Tehran đáp trả với chiến lược của riêng họ. Căng thẳng dâng cao hơn nữa hồi tháng trước sau khi Mỹ tấn công phiến quân ở Iraq do Iran hậu thuẫn, đội quân mà Mỹ nói đã tấn công các lực lượng Mỹ.

Ayatollah Khamenei leads prayers by the coffin of Qasem Soleimani
Image captionLãnh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei chủ trì tang lễ cho tướng Qasem Soleimani

Các diễn biến có liên quan khác bao gồm:

  • Có tin Mỹ đã từ chối cấp visa cho Ngoại trưởng Iran Javad Zarif sang thăm Liên Hiệp Quốc ở New York theo kế hoạch trong tuần này. Động thái này vi phạm thỏa thuận đảm bảo cho các quan chức nước ngoài được tới các trụ sở của LHQ.
  • Phát biểu tại một cuộc họp ở Tehran, ông Zarif nói Mỹ đã “đánh cược lớn và đã có tính toán sai lầm” qua việc giết ông Soleimani
  • Đức sẽ rút khỏi Iraq số quân nhỏ đang tham gia lực lượng liên minh chống Nhà nước Hồi giáo IS
  • Mỹ phủ nhận sẽ rút quân ra khỏi Iraq, sau khi xuất hiện một lá thư từ một vị tướng Mỹ nói Mỹ sẽ rút quân.
  • Các nghị viên Iran phê duyệt một điều luật coi Quân đội Mỹ và Lầu Năm góc là các tổ chức khủng bố. Quốc hội Iran cũng bổ sung quỹ cho đơn vị do tướng Soleimani đứng đầu trước đây.

Ở Kerman, phía Tây Nam Iran, rất đông người đổ về các đường phố trong đám rước quan tài ông Soleimani trước khi chôn.

“Liệt sỹ tử đạo Qassem Soleimani quyền lực hơn… khi giờ đây ông đã chết,” vị tướng hàng đầu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, Đại Tướng Hossein Salami, hô hào trước đám đông.

Lực lượng vệ binh này được thành lập để bảo vệ chế độ Hồi giáo của Iran và là một lực lượng quân sự và chính trị hùng mạnh.

Huge crowds pack Tehran for the funeral of Qasem Soleimani
Image captionĐám đông cực lớn đổ về dự tang lễ ông Soleimani ở thị trấn Kerman

Những người dự đám tang hô lớn “Mỹ phải chết” và “Trump phải chết”, các phóng viên có mặt tại hiện trường đưa tin.

“Ông [tướng Soleimani] được coi là một con người vĩ đại sẵn sàng phục vụ nhân dân… Ông nhất định phải được báo thù,” một sinh viên 18 tuổi trong đám đông nói với hãng tin AFP.

Hôm thứ Hai, lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei chủ trì tang lễ ông Soleimani ở thủ đô Tehran. Có lúc ông rơi nước mắt trên quan tài vị tướng.

Truyền hình nhà nước Iran đưa ra con số “hàng triệu người” xuống đường dự tang lễ chỉ riêng ở Tehran, dù con số này không xác nhận được. Đám đông lớn tới mức họ có thể được thấy trong các hình ảnh chụp từ vệ tinh.

Hoa Kỳ điều B-52 sang Ấn Độ Dương

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã điều sáu pháo đài bay B-52 sang căn cứ ở Diego Garcia, hòn đảo do Anh kiểm soát ở Ấn Độ Dương, theo CNN.

Trang Stars and Stripes đăng tin quốc phòng Hoa Kỳ trong bài của Wyatt Olson hôm 06/01 trích lại nguồn của CNN cho rằng đây là động thái “chuẩn bị để có thể tấn công Iran”.

Lý do B-52 được cử đến Diego Garcia vì hòn đảo nằm ngoài phạm vi tên lửa của Iran.

Cũng trong ngày 06/01 có tin Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm bất ngờ Damascus để hội đàm với lãnh đạo Syria trong lúc tình hình Iran căng thẳng.

Tướng Qasem Soleimani là ai?

Từ năm 1998, Thiếu tướng Qasem Soleimani đã lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran – một đơn vị tinh nhuệ trong Vệ binh Cách mạng của Iran, chuyên điều hành các hoạt động bí mật ở nước ngoài.

Ông bị giết ở sân bay Baghdad hôm thứ Sáu 3/1.

Tại Iran, Soleimani được coi là vị anh hùng dân tộc.

Nhưng ông cũng là một người có quan điểm cứng rắn ở một quốc gia mà quân đội đã bắn chết nhiều người biểu tình hồi cuối năm 2019.

Để giải thích cho vụ tấn công drone giết Soleimani, Tổng thống Trump nói ông Soleimani đã lên kế hoạch tấn công vào các nhà ngoại giao và quân đội Mỹ.

Vì sao Mỹ và Iran là ‘kẻ thù truyền kiếp’?

Điều gì đã xảy ra từ khi Soleimani chết?

Ngay sau cái chết của ông, Iran đe dọa trả đũa và quan chức chính phủ tiếp tục có lời lẽ đe dọa Mỹ.

Hôm Chủ nhật, Iran tuyên bố nước này sẽ không tuân thủ các hạn chế đề ra trong thỏa thuận hạt nhân 2015. Thỏa thuận này hạn chế khả năng hạt nhân của Iran để đổi lại việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế.

Sau những lời cảnh báo từ Iran, Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ đáp trả nếu Iran báo thù cho ông Soleimani, “có lẽ theo một cách không cân sức”.

Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Trump nêu quan điểm trái ngược với vị tổng thống về đe dọa sẽ nhắm vào các địa điểm văn hóa của Iran.

Những hành động như vậy được coi là tội ác chiến tranh và Bộ trưởng Quốc phòng nói “chúng tôi sẽ tuân thủ luật pháp về xung đột vũ trang”.

Bài Liên Quan