“Người cầm cờ” của phong trào biểu tình Hồng Kông tiết lộ trại giam Thâm Quyến như địa ngục

“Người cầm cờ” của phong trào biểu tình Hồng Kông tiết lộ trại giam Thâm Quyến như địa ngục

 13/01/20, 10:44  Trung Quốc

“Vương bà bà” – người cầm quốc kỳ Anh khua vẫy trong những ngày đầu của phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, đã biến mất một thời gian dài, nay lại xuất hiện và tiết lộ về quãng thời gian bị giam giữ như “địa ngục” ở Thâm Quyến.

Bức ảnh cho thấy “Vương bà bà” thường vẫy cờ Anh trên tiền tuyến trong những ngày đầu của chiến dịch.
Bức ảnh cho thấy “Vương bà bà” thường vẫy cờ Anh trên tiền tuyến trong những ngày đầu của chiến dịch. (Ảnh: Getty Images)

Cho đến nay, phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã diễn ra được hơn 7 tháng. Cuộc đàn áp dữ dội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Chính phủ Hồng Kông không cách nào ngăn chặn được chiến dịch kháng chiến đang diễn ra này.

Trong một cuộc tuần hành và biểu tình trước đó, Vương Phụng Dao, hay còn được biết đến với cách xưng hô “Vương bà bà”, người thường vẫy cờ Anh tại hiện trường của cuộc biểu tình, đã bị bắt tại Trạm MTR Taikoo vào ngày 11/8/2019, sau đó mất tung tích.

Vào ngày 9/1, tờ “The Stand News” đã nhận được email từ “Vương bà bà”, dùng tiếng Anh để cổ vũ, truyền cảm hứng cho tất cả người dân Hồng Kông bằng tiếng Anh rằng, “Tôi có thể thua, nhưng bạn phải thắng”, hi vọng người dân Hồng Kông có thể giành được nền dân chủ thực sự.

Trong email, Vương Phụng Dao tiết lộ thêm chi tiết về việc bà đã bị giam giữ như thế nào. Bà nói rằng vào ngày 11/8/2019, bà bị cảnh sát Hồng Kông đánh trọng thương phải nhập viện. Bà đã được đưa vào Trại giam Phúc Điền vào ngày 14/8 với tội danh “gây mất trật tự”. Sau đó, bà được chuyển đến Trại giam số 3 Thâm Quyến vào ngày 30/8, nơi được bà mô tả là “địa ngục”.

Vào tối ngày 11/8/2019, “Vương bà bà” đã bị các sĩ quan cảnh sát bao vây tại nhà máy Gang thép Taikoo.
Vào tối ngày 11/8/2019, “Vương bà bà” đã bị các sĩ quan cảnh sát bao vây tại nhà máy Gang thép Taikoo. (Ảnh chụp màn hình video)

Trạm giam giữ Phúc Điền, tọa lạc tại số 8 đường Mai Quán, quận Phúc Điền, Thâm Quyến, còn Trại giam số 3 Thâm Quyến nằm bên trong khu phức hợp của Đội giám sát và giam giữ ở đường Mai Thôn, Thượng Mai Lâm, quận Phúc Điền, cách Trung tâm Phúc Điền khoảng 2 km.

Theo thông tin trực tuyến, Trại giam số 3 Thâm Quyến chủ yếu giam giữ các nghi phạm có quốc tịch nước ngoài, nghi phạm phạm tội kinh tế quan trọng, cũng có khu giám sát đặc biệt dành cho phụ nữ Thâm Quyến.

“Vương bà bà” nói, bà đã được tạm tha khỏi trại giam vào ngày 29/9/2019 và bị buộc phải trải qua “giáo dục yêu nước”, sau đó bà “trở nên vô thức!”.

Bà nói, mặc dù đã được giải thoát khỏi “cái lồng nhỏ”, nhưng bà ấy vẫn bị giam giữ trong “cái lồng lớn”. Bà hàng ngày đã khóc rất nhiều, cũng nhiều lần đề cập đến mong muốn quay trở lại Hồng Kông để điều trị y tế, nhưng không nhận được câu trả lời, cho đến khi bà trở nên loạn trí.

Bức ảnh cho thấy “Vương bà bà” thường vẫy cờ Anh trên tiền tuyến trong những ngày đầu của chiến dịch.
Bức ảnh cho thấy “Vương bà bà” thường vẫy cờ Anh trên tiền tuyến trong những ngày đầu của chiến dịch. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày diễn ra cuộc bầu cử ở Hồng Kông 24/11/2019, tờ “The Stand News” cũng nhận được một tin nhắn từ “Vương bà bà”, tiết lộ rằng bà đang ở Thâm Quyến, được tại ngoại chờ xét xử, lá phiếu trong tay bà giờ chỉ là “ tờ giấy thải”. Bà nói, ác mộng mỗi đêm là quay trở lại nhà giam lại không thể biết mình thực sự là ai. Bà kêu gọi người dân Hồng Kông hãy thay bà mà cố gắng, bao gồm cả việc giám sát lưu giữ phiếu.

Được biết, Vương Phụng Dao mang chứng minh nhân dân Hồng Kông, nhưng thường sống ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Bà rất quan tâm đến phong trào dân chủ của người Hồng Kông. Từ năm 2014, bà thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động xã hội khác nhau ở Hồng Kông, hoặc tham dự các phiên tòa để lên tiếng ủng hộ.

Trong phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ nổ ra vào tháng 6/2019, Vương Phụng Dao liên tục xuất hiện tại hiện trường của cuộc biểu tình, gần như không bao giờ vắng mặt. Bởi vì bà đã già và vẫy cờ Anh tại các cuộc biểu tình, nên đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới quan sát bên ngoài.

Từ năm 2014, bà thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động xã hội khác nhau ở Hồng Kông, hoặc tham dự các phiên tòa để lên tiếng ủng hộ.
Từ năm 2014, bà thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động xã hội khác nhau ở Hồng Kông, hoặc tham dự các phiên tòa để lên tiếng ủng hộ. (Ảnh: Getty Images)

Vào giữa tháng 9/2019, Chu Khải Địch – Ủy viên lập pháp Hồng Kông, người luôn quan tâm và theo sát tình hình của “Vương bà bà”, đã đăng trên Facebook rằng Văn phòng An ninh Hồng Kông nói với ông rằng Vương Phụng Dao đang ở Trung Quốc Đại lục và hiện đang “an toàn”, nhưng cảnh sát sẽ chỉ trao đổi tình hình cụ thể với người nhà của Vương Phụng Dao, chứ không tiết lộ với giới bên ngoài.

Vào thời điểm đó, Chu Khải Địch nói rằng, vì “Vương bà bà” sống ở phía bắc sông Thâm Quyến và không có điện thoại di động, bà chỉ liên lạc qua email, nên sợ rằng bà đã bị cảnh sát Đại lục giam giữ.

Phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã kéo dài hơn 7 tháng, liên tục xuất hiện các vụ người biểu tình “bị mất tích”. Trịnh Văn Kiệt – một cựu nhân viên của Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, bị bắt giữ cùng lúc với “Vương bà bà”, bị ĐCSTQ buộc tội “mua dâm” và bắt giữ.

Trong thời gian bị giam giữ tại Thâm Quyến, ông đã bị tra tấn và buộc phải nhận tội. Ông từng thấy một nhóm người Hồng Kông bị thẩm vấn và biết được từ Văn phòng An ninh Quốc gia Trung Quốc rằng một nhóm người biểu tình ở Hồng Kông đã bị bắt và đưa vào Đại lục để giam giữ.

Bài Liên Quan