Tòa đại sứ Mỹ hỏi ý kiến nhà hoạt động về bản Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm

Tòa đại sứ Mỹ hỏi ý kiến nhà hoạt động về bản Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm

RFA
2020-06-17

Hình minh hoạ. Cảnh sát cơ động ở xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội hôm 9/1/2020 (hình trái) và ông Lê Đình Kình (phải)Hình minh hoạ. Cảnh sát cơ động ở xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội hôm 9/1/2020 (hình trái) và ông Lê Đình Kình (phải)Photo: RFA

Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội quan tâm sâu sát đến vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm khi gọi điện cho một nhà hoạt động ở Hà Nội để hỏi ý kiến của người này sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra bản Kết luận điều tra về vụ việc khiến ông Lê Đình Kình và 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động qua đời.

Ông Trịnh Bá Phương, người nói chuyện qua điện thoại với một Tùy viên chính trị của Tòa đại sứ Mỹ chiều 17 tháng 6 năm 2020 cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như sau:

Ngay trong hôm 12 tháng 6 đó thì tôi có gửi bản Kết luận điều tra đó cho phía đại sứ quán Mỹ.

Đến rạng sáng ngày 15 tháng 6 tôi có đưa thông tin về những điểm phi lý trong cái bản Kết luận điều tra thì đến trưa một viên chức của Đại sứ quán Mỹ có gọi điện cho tôi.

Trong cuộc gọi điện đó, chúng tôi có trao đổi một số vấn đề liên quan đến vụ việc Đồng Tâm, trong đó có vấn đề tiếp cận luật sư, vấn đề tâm trạng của người dân Đồng Tâm cũng như là vấn đề liên quan đến bản Kết luận điều tra, lịch xử phiên tòa và dự kiến mức án mà người dân Đồng Tâm phải đối mặt.

Cũng theo nhà hoạt động này thì nội dung bản Kết luận điều tra không phải là do cơ quan điều tra độc lập thực hiện và vụ án này cần phải có cơ quan điều tra độc lập để làm rõ vụ án.

Viên chức của Tòa đại sứ Mỹ cũng quan tâm đến tình hình an ninh của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, ông này cũng chuyển lời chuyển lời của người dân Đồng Tâm mong muốn quốc tế quan tâm đến vụ việc này bởi vì khó có được sự công bằng với nền tư pháp như hiện nay.

Như chúng tôi đã thông tin, hôm 15-6-2020, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra bản Kết luận điều tra về vụ việc ở Đồng Tâm qua đó quyết định truy tố 25 người dân với tội danh “giết người” và 4 người khác với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.

Sự việc, ông Lê Đình Kình bị bắn chết và một số người dân bị thương trong vụ đụng độ với cảnh sát cơ động vào rạng sáng ngày 9-1 không được xem xét, trái lại công an Hà Nội còn kết luận cho rằng “nổ súng tiêu diệt Lê Đình Kình là đúng pháp luật!”

Bài Liên Quan