Phản biện cáo buộc của Công an Việt Nam trong vụ Đồng Tâm

Phản biện cáo buộc của Công an Việt Nam trong vụ Đồng Tâm

RFA
2020-06-22

Cụ Lê Đình Kình bị cảnh sát cơ động bắn chết vào rạng sáng hôm 9/1/2020.Cụ Lê Đình Kình bị cảnh sát cơ động bắn chết vào rạng sáng hôm 9/1/2020.Courtesy: facebookPhản biện cáo buộc của công an Việt Nam trong vụ Đồng Tâm00:00/09:28 

29 người dân Đồng Tâm bị truy tố

Vào trung tuần tháng 6, truyền thông trong nước loan tải thông tin về kết luận điều tra vụ án Đồng Tâm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội. Cơ quan này đã đề nghị khởi tố 25 bị can với tội danh “Giết người” cùng 4 bị can về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Báo mạng Công an Nhân dân cũng liên tục đăng tải các bài viết với nội dung cáo buộc 29 người dân ở Đồng Tâm bị truy tố là “đối tượng phạm tội có tổ chức, man rợ, mất tính người”.

Bài báo mới nhất của tác giả Trần Anh Tú, có nhan đề “Không được đánh lận bản chất vụ án Đồng Tâm”, đăng ngày 21/6/20, còn đề cập đến những cá nhân như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài…cố tình “đổi trắng thay đen” cho các đối tượng phạm tội ở Đồng Tâm và “những ‘nhà dân chủ’ nửa mùa tiếp tục thực hiện chiêu bài vu khống chính quyền, xuyên tạc nguyên nhân và bản chất vụ án”, hay các tổ chức báo, đài nước ngoài như RFA, VOA, BBC…đưa tin vụ việc Đồng Tâm kiểu “tát nước theo mưa”. Tác giả Trần Anh Tú cho rằng những việc làm thay đổi bản chất vụ án Đồng Tâm như thế là “kích động sự nghi kỵ gây mất đoàn kết nội bộ của Việt Nam khiến cho tình hình thông tin trở nên nhiễu loạn” và “thể hiện rõ mưu đồ ‘quốc tế hoá’ vụ việc tại Đồng Tâm hòng gây bất lợi cho Đảng, Nhà nước Việt Nam”. Tác giả bài báo đưa ra kết luận rằng “bao biện cho những hành vi phạm tội cũng là một tội ác” và kết thúc bài báo với câu khẳng định “Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, không thể có chuyện lạm dụng hai tiếng ‘nhân dân’ để chống đối chính quyền…”

Phản biện của những người liên quan

Luật sư Nguyễn Văn Đài, vào ngày 22/6, lên tiếng với RFA rằng ông không lấy làm lạ trước những bài báo như của tác giả Trần Anh Tú bởi vì từ trước đến nay Báo Công an Nhân dân Online luôn luôn dùng những lời lẽ rất miệt thị nhằm vào những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Hai người giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, chứ không phải hành vi giết người thông thường. Trong Luật Hình sự có Điều 126 quy định về việc này. Bởi vì 3 nạn nhân bị chết là do lỗi của nạn nhân khi họ tấn công vào gia đình, đột nhập tư gia bất hợp pháp vì theo Hiến pháp và luật pháp Việt Nam thì hành vi của các cảnh sát cơ động đấy đột kích vào nhà mà không có lệnh và không có giấy tờ của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào thì đấy là hành vi bất hợp pháp
-Luật sư Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài chia sẻ rằng ông đồng ý với tác giả Trần Anh Tú về luận điểm pháp luật phải nghiêm minh và phải xét xử đúng người đúng tội. Vị luật sư bị Chính quyền Hà Nội tống xuất sang Đức cách đây trong 2 năm phân tích theo những quy định trong luật pháp của Việt Nam hiện hành:

“Theo đúng bản nội dung kết luận thì chỉ có hai người thôi. 23 người còn lại là không có hành vi tham gia trực tiếp vào đấy mà họ chỉ hành vi mua sắm, chuẩn bị các loại vũ khí thô sơ. Thế nhưng họ bị vu khống hành vi đó nhằm mục đích giết người. Điều này không đúng, bởi vì Luật Hình sự Việt Nam đã cá thể hóa hình phạt rồi. Tức là luật nhắm vào những người nào có hành vi thật sự thực hiện, chứ không thể nói những người chuẩn bị nọ kia để nhằm mục đích giết người. Hành vi chuẩn bị thì thuộc một tội khác. Bởi vì trong Luật Hình sự có rất nhiều điều luật để mô tả đúnh hành vi. Ví dụ như trong bản kết luận điều tra đã kết luận những vũ khí thô sơ đấy không bị vi phạm hình sự, mà họ lại nói là giao cho Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức để xử lý hành chính. Do đó, rõ ràng là hành vi chuẩn bị vũ khí đấy không phải là hành vi vi phạm hình sự, mà chỉ là hành vi vi phạm hành chính và bị phạt bằng tiền. Đấy thì là hành vi đó đã được cụ thể hóa bằng việc phạt tiền”

Luật sư Nguyễn Văn Đài lý giải thêm về hành vi đe dọa giết người mà Công an Hà Nội buộc cho ông Lê Đình Công và một số người khác thì có Điều 131 về ‘tội đe dọa giết người’ trong Luật Hình sự và phải xử theo điều luật đó. Luật sư Nguyễn Văn Đài nhấn mạnh mỗi hành vi đều có luật quy định tương ứng để xử lý, chứ không thể nào nói hành vi đe dọa giết người với hành vi chuẩn bị vũ khí thô sơ theo vi phạm hành chính để buộc tội người ta giết người là không đúng.

“Tôi nghĩ rằng các luật sư vạch ra những điểm đó thì hy vọng rằng 23 người không bị xử theo hành vi mà kết luận điều tra truy tố.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng nhắc đến 2 bị can bị cáo buộc tội giết người là cụ Lê Đình Kình và con trai của cụ Kình là ông Lê Đình Chức. Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra một lưu ý quan trọng:

“Hai người giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, chứ không phải hành vi giết người thông thường. Trong Luật Hình sự có Điều 126 quy định về việc này. Bởi vì 3 nạn nhân bị chết là do lỗi của nạn nhân khi họ tấn công vào gia đình, đột nhập tư gia bất hợp pháp vì theo Hiến pháp và luật pháp Việt Nam thì hành vi của các cảnh sát cơ động đấy đột kích vào nhà mà không có lệnh và không có giấy tờ của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào thì đấy là hành vi bất hợp pháp.”

Người dân Dương Nội viếng linh cửu ông Lê Đình Kình ngày 01/02/20.

Người dân Dương Nội viếng linh cửu ông Lê Đình Kình ngày 01/02/20. Courtesy: Facebook Trịnh Bá Phương

Khi nói về các cơ quan thông tấn của Nhà nước Việt Nam cáo buộc những người góp phần làm “thay đổi bản chất vụ án Đồng Tâm”, mà bản thân mình bị nêu tên, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng trước thềm Đại hội Đảng CSVN lần thứ XIII, Chính quyền Hà Nội sẽ cứng rắn dùng vụ án Đồng Tâm để răn đe quyết liệt hơn đối với những người có ý thức phản đối lại chính quyền, đặc biệt trong vấn đề đất đai. Thế nhưng, theo ghi nhận cá nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận xét dù các cơ quan ngôn luận của Nhà nước Việt Nam tuyên truyền như thế nào đi nữa về vụ việc thảm sát ở Đồng Tâm, vào rạng sáng hôm mùng 9/1/2020 thì sự kiện lịch sử đó đã được nhiều người dân Việt Nam đồng lòng lên tiếng, bao gồm cả giới tinh hoa trí thức như nhà văn Nguyên Ngọc đã viết một bức thư “Tôi tố cáo” gửi đến công luận trong và ngoài nước với nội dung “Tội ác Đồng Tâm là một tội ác trời không dung đất không tha”, hay 4 vị nhân sĩ trí thức thuộc Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải “minh bạch trước công luận trong và ngoài nước về vụ việc Đồng Tâm”, đồng thời gửi thư đến Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự khẩn cấp can thiệp bằng một cuộc điều tra độc lập và trung thực, hoặc Giáo sư Toán học Hoàng Xuân Phú đã viết một phân tích chi tiết về diễn biến xảy ra khi cụ Lê Đình Kình bị bắn chết.

Ông Lê Công Giàu, một trong 4 vị nhân sĩ trí thức đã viết thư kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp vụ thảm sát ở Đồng Tâm, vào tối ngày 22/6 chia sẻ với RFA về ghi nhận của ông:

“Vụ Đồng Tâm thì xảy ra và dư luận xã hội cũng bàn tán rất nhiều. Người ta cũng chỉ ra những chỗ không hợp lý hoặc không đúng, và những ý kiến đó không thấy Nhà nước phản hồi chính thức để làm rõ vấn đề ra. Nhưng có những bài viết dư luận chú ý nhiều thì người ta lại thấy rằng những bài đó rất là có lý. Ví dụ như Giáo sư Toán học, ông Hoàng Xuân Phú viết một loạt mấy bài phân ích sự việc xảy ra ở Đồng Tâm. Qua các bài viết đó thì dân chúng rất quan tâm, những người trí thức, những người theo dõi thời sự cũng đọc và họ nhận thấy viết như thế là có lý. Trước đây người ta không hiểu thì bây giờ qua bài viết đó người ta hiểu. Tôi nghĩ rằng qua các ý kiến như thế thì dân chúng nhìn ra được sự thật người dân Đồng Tâm không có làm những việc như Nhà nước đã nói, ví dụ như giết 3 anh cảnh sát.”

Anh Trịnh Bá Phương, một nông dân đấu tranh giữ đất ở Dương Nội, đã luôn cập nhật thông tin vụ thảm sát Đồng Tâm và cũng đã 3 lần làm việc với giới chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ về vụ việc này.

Có lẽ cá nhân tôi thì tôi cũng làm hết sức rồi và nếu họ có bắt tôi thì tôi cũng không thấy có gì phải tiếc nuối. Có thể một vài năm sau vụ việc này mới được phanh phui ra, nhưng tôi tin rằng chắc chắn tội ác của chính quyền trong vụ Đồng Tâm sẽ bị phơi bày. Bởi vì  thực tế tội ác xảy ra ở Đồng Tâm hoàn toàn trái ngược với các thông tin phía Bộ Công an và phía các tờ báo của họ đưa ra vu khống cho người dân Đồng Tâm và vu khống cho bất kỳ ai lên tiếng cho người dân Đồng Tâm
-Anh Trịnh Bá Phương

Vào tối hôm 22/6, anh Trịnh Bá Phương nói với RFA:

“Trong thời gian vừa qua tôi góp một chút sức nhỏ cùng với mọi người để đưa tội ác Đồng Tâm, chuyển tải những thông tin trung thực nhất ở Đồng Tâm đến các cơ quan ngoại giao cũng như đến với quốc tế và công luận trong ngoài nước hiểu về vụ việc ở Đồng Tâm hơn. Có lẽ cá nhân tôi thì tôi cũng làm hết sức rồi và nếu họ có bắt tôi thì tôi cũng không thấy có gì phải tiếc nuối. Có thể một vài năm sau vụ việc này mới được phanh phui ra, nhưng tôi tin rằng chắc chắn tội ác của chính quyền trong vụ Đồng Tâm sẽ bị phơi bày. Bởi vì thực tế tội ác xảy ra ở Đồng Tâm hoàn toàn trái ngược với các thông tin phía Bộ Công an và phía các tờ báo của họ đưa ra vu khống cho người dân Đồng Tâm và vu khống cho bất kỳ ai lên tiếng cho người dân Đồng Tâm.”

Trong một cuộc phỏng vấn với RFA vào trung tuần tháng 6, nhà làm phim André Menras chia sẻ rằng bộ phim tư liệu “Tiếng gào thét từ bên trong”, do ông thực hiện đoạt 3 giải thưởng ở các liên hoan phim quốc tế, mang lại niềm hy vọng tiếng gào thét của phim càng lớn càng tốt vào việc quốc tế hóa vụ ám sát lịch sử ở Đồng Tâm.

Những người liên quan đến vụ án Đồng Tâm như Luật sư Nguyễn Văn Đài, ông Lê Công Giàu, anh Trịnh Bá Phương, ông André Menras mà Đài RFA có dịp trao đổi đều khẳng định rằng họ không thể im lặng trước sự thật mà Chính quyền thành phố Hà Nội đã dùng vũ lực thảm sát người dân Đồng Tâm, bởi vì im lặng là “có tội với đồng bào và lịch sử”.

Bài Liên Quan