Covid-19: EU đạt thỏa thuận cứu trợ kinh tế

Covid-19: EU đạt thỏa thuận cứu trợ kinh tế

5 giờ trước

German Chancellor Angela Merkel speaks with French President Emmanuel Macron and European Council President Charles Michel
Chụp lại hình ảnh,Thỏa thuận đạt được sau hơn 90 giờ đàm phán

Lãnh đạo EU vừa đạt thỏa thuận về gói hỗ trợ khổng lồ hậu virus corona, sau đêm đàm phán thứ tư.

Gói tài chính 750 tỷ euro (859 tỷ đô la Mỹ) gồm các khoản trợ cấp và các khoản vay nhằm đối phó với tác động của đại dịch trong khối 27 thành viên này.

Đây là gói các khoản vay chung lớn nhất từ trước tới nay của EU. Chủ tịch cuộc họp thượng đỉnh Charles Michel nói đây là “khoảnh khắc then chốt” đối với châu Âu.

Thỏa thuận tập trung vào chương trình trị giá 390 tỷ euro trợ cấp dành cho các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Italy và Tây Ban Nha được trông đợi sẽ là các nước thụ hưởng chính.

Gói 360 tỷ euro còn lại sẽ được cho các thành viên khác trong khối vay với mức lãi suất thấp.

Kỳ họp thượng đỉnh diễn ra tại Brussels vào sáng thứ Sáu, kéo dài trong hơn 90 giờ đồng hồ và trở thành kỳ họp dài nhất của EU kể từ phiên họp hồi 2000 tại thành phố Nice của Pháp, vốn diễn ra trong năm ngày.

Gói hỗ trợ nay sẽ cần các quốc gia thành viên đàm phán về mặt kỹ thuật, và cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.

Thỏa thuận đạt được vào khoảng 5:15 sáng thứ Ba (3:15GMT).

European Council President Charles Michel participates in a final roundtable discussion following a four-day European summit in Brussels, Belgium, 21 July 2020.
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel gọi thỏa thuận là “khoảnh khắc then chốt”

Trong quá trình thương thảo, các nước thành viên chủ yếu bị phân rẽ giữa nhóm các nước bị dịch bệnh nặng nề nhất, muốn làm sống lại nền kinh tế nước mình, và những nước lo lắng về cái giá phải trả cho chương trình phục hồi này.

Bốn nước tự nhận là cần kiệm, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Áo và Hà Lan, cùng với Phần Lan, phản đối việc dùng 500 tỷ euro trợ cấp cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.

Nhóm này ban đầu đưa ra con số giới hạn là 375 tỷ euro, kèm theo một số điều kiện khác. Các nước khác như Tây Ban Nha và Ý thì không muốn con số dưới 400 tỷ euro.

Con số 390 tỷ euro được đưa ra như sự nhân nhượng, và các nước “cần kiệm” được biết đã giành được lời hứa hẹn cho giảm bớt khoản đóng góp của họ vào ngân sách châu Âu.

Còn một vấn đề khác nữa phát sinh trong quá trình đàm phán, đó là việc chi tiêu sẽ được gắn với vấn đề pháp quyền ở các nước.

Ủy hội châu Âu sẽ vay 750 tỷ euro trên các thị trường quốc tế và phân bổ cho các nước.

Thỏa thuận đạt được bên cạnh thỏa thuận về ngân sách cho khối EU trong bảy năm tới, trị giá khoảng 1,1 nghìn tỷ euro.

Bài Liên Quan