IMF: ‘Kinh tế châu Á suy thoái nhưng sẽ phục hồi’

IMF: ‘Kinh tế châu Á suy thoái nhưng sẽ phục hồi’

5 giờ trước

Kinh tế của châu Á phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu.
Chụp lại hình ảnh,Kinh tế của châu Á phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Châu Á Thái Bình Dương sẽ phục hồi sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất bấy lâu nay.

Dự báo tăng trưởng cho khu vực lại bị hạ thêm nữa, lần này là từ -1,6% xuống -2,2% cho năm nay.

Tuy nhiên, cũng có hy vọng là khu vực sẽ phục hồi gần 7% trong năm tới, theo IMF.

Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng của khu vực trong năm tới, với dữ liệu mới nhất của Bắc Kinh cho thấy sự phục hồi của nước này tiếp tục sau suy thoái do virus corona gây ra.

Nhưng vẫn còn nhiều “mây đen ở phía chân trời” khi các quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Philippines và Malaysia, tiếp tục phải chống chọi với đại dịch Covid-19.

Căng thẳng Mỹ-Trung

Các nền kinh tế trong khu vực không những phải đối phó với thảm họa do đại dịch mà còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và lập trường thù địch ngày càng tăng giữa hai siêu cường kinh tế.

Trả lời chương trình Phóng sự Kinh doanh Châu Á của BBC hôm thứ Năm, Jonathan Ostry, quyền Giám đốc IMF khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, nói: “Đối với một khu vực dựa nhiều vào xuất khẩu thì đây sẽ là một rủi ro lớn trong tương lai.

Khu vực không những phải đối phó với thảm họa do đại dịch mà còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Chụp lại hình ảnh,Khu vực không những phải đối phó với thảm họa do đại dịch mà còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

“Chúng tôi lo lắng về việc tách rời các trung tâm công nghệ lớn – không chỉ ở Trung Quốc và Hoa Kỳ mà ở phạm vi rộng hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giảm thương mại liên quan tới công nghệ cao và dẫn đến sản xuất kém hiệu quả.”

Đầu tuần này, Trung Quốc đã công bố dữ liệu của mình trong quý 3 cho thấy tăng trưởng kinh tế ở mức 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

IMF coi Trung Quốc là “tác nhân tích cực hiếm hoi trong một biển tiêu cực”.

Phục hồi cần thời gian

Tin vui là IMF dự kiến khu vực này sẽ tăng trưởng 6,9% vào năm 2021 nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc khống chế được dịch bệnh Covid-19.

“Với các chính sách phù hợp và sự hỗ trợ quốc tế khi cần, các động cơ kinh tế của châu Á có thể hoạt động cùng nhau và tạo sức mạnh cho khu vực hướng về phía trước, ông Ostry nói.

Một trong những thách thức sẽ là đa dạng hóa các nền kinh tế của châu Á khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, điều mà IMF gọi là “một công việc đang dở dang”.

Bài Liên Quan