Tư tưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước pháp quyền XHCN: bánh vẽ & mị dân?
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội thảo, tổ chức ngày 30/11/2020. Courtesy of VGP NewsTư tưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước pháp quyền XHCN: bánh vẽ & mị dân?00:00/08:45
Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bộ Tư pháp và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, vào ngày 30/11, tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong bài phát biểu tại hội thảo, thừa nhận bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện còn chưa được tổ chức hợp lý và hiệu quả còn chưa cao. Song song đó, phẩm chất ý thức kỷ luật của một số cán bộ công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu và tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt gây bức xúc cho người dân. Đồng thời, tính thượng tôn pháp luật chưa cao, kỷ luật và kỷ cương chưa nghiêm.
Ông Trương Hòa Bình khẳng định rằng để khắc phục những hạn chế vừa nêu thì cần phải nỗ lực vận dụng hơn nữa những giá trị sâu sắc về Nhà nước và pháp luật theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhắc lại một trong những điểm xuất phát trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật chính là tư tưởng lấy dân làm gốc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kêu gọi cần phải “nghiên cứu và thấm sâu” tử tưởng Hồ Chí Minh để làm nền tảng cho sự quyết tâm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn trưng dẫn các bản Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo đều được xây dựng một cách dân chủ với sự tham gia ý kiến rộng rãi của nhân dân. Do đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh pháp luật cần được xây dựng để nhà nước đảm bảo quyền lợi của nhân dân trên hết.
Người dân nói gì?
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu biên tập viên Tạp chí Cộng sản, lên tiếng với RFA rằng những hội thảo như hội thảo, vừa được tổ chức vào ngày 30/11, không có giá trị và hiệu quả gì trong đời sống xã hội tại Việt Nam.
“Hoàn toàn không có giá trị trong thực tiễn. Điều này phải hiểu là những người làm về tuyên truyền và thậm chí trong giáo dục, mà người ta đưa vào môn học ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ vào các trường đại học, vì mục đích tuyên truyền và giáo dục về chính trị là những việc làm của họ. Nhưng thực ra, đối với người dân thì không ai quan tâm đến những chuyện này. Họ vẫn cứ viết, vẫn cứ tổ chức hội thảo, vẫn cứ làm những việc như thế và bản chất của hội thảo là như vậy.”
Họ không còn tin vào hình tượng Hồ Chí Minh mà Đảng Cộng sản đã dựng lên, bởi vì một trong những thực tế rất rõ ràng là việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bắt đầu tiến hành từ cuối năm 2005 và kéo dài đến nay đã 15 năm rồi nhưng hoàn toàn không đem lại hiệu quả nào cho bản thân Đảng Cộng sản nói chung, cũng như các quan chức Đảng Cộng sản nói riêng.
Vào dịp Việt Nam kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19/5/2020, luật sư Nguyễn Văn Đài đã có cuộc trao đổi với RFA và ông cho biết hình tượng và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng không còn được đa số người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ tôn sùng một cách tuyệt đối, bởi vì những lý thuyết tuyên truyền mà họ được nhồi nhét không thuyết phục bằng những sự thật được phơi bày trong đời sống xã hội do Đảng CSVN lãnh đạo và những hệ lụy mà người dân phải gánh chịu.
‘Họ không còn tin vào hình tượng Hồ Chí Minh mà Đảng Cộng sản đã dựng lên, bởi vì một trong những thực tế rất rõ ràng là việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bắt đầu tiến hành từ cuối năm 2005 và kéo dài đến nay đã 15 năm rồi nhưng hoàn toàn không đem lại hiệu quả nào cho bản thân Đảng Cộng sản nói chung, cũng như các quan chức Đảng Cộng sản nói riêng. Các dự án bị tham nhũng, sự hủ bại về đạo đức, lối sống trong mọi tầng lớp quan chức đảng viên càng ngày càng tệ hại hơn. Điều đó làm cho giới trẻ Việt Nam nhận thức rằng đấy không phải là một tư tưởng hay đạo đức gì là thực sự có thật mà chỉ là cái bánh vẽ hay những sự cóp nhặt từ những nhân vật khác để họ tào thành nền tảng đạo đức Hồ Chí Minh. Cho nên hoàn toàn không có giá trị gì đối với chính những hàng ngũ đảng viên từ cấp cơ sở đến Trung ương.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài, thuộc tổ chức xã hội dân sự “Hội Anh Em Dân Chủ”, cùng với một số thành viên của hội bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ cuối năm 2015, dưới tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Tòa án Việt Nam sau đó tuyên các bản án tù nặng nề đối với họ, theo tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một trong những mục đích và hoạt động chính của “Hội Anh Em Dân Chủ” là phổ biến kiến thức pháp luật và các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp đến rộng rãi người dân tại Việt Nam.
Đài RFA ghi nhận vụ việc các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị tuyên án tù là một trong những minh chứng rõ ràng cho người dân và giới trẻ Việt Nam nhận thức hơn về sự đối lập trong lời nói và hành động của Đảng CSVN lãnh đạo.
Bạn trẻ Đỗ Nam Trung, vào tối ngày 3/12, chia sẻ với RFA thêm một bằng chứng khác mà anh được biết. Anh Đỗ Nam Trung đề cập đến một số nhà hoạt động xã hội như như Lê Dũng Vova hay Lê Trọng Hùng đã đến các trung tâm bán sách lớn để mua quyển Hiến pháp, tức là không phải họ tự in mà họ mua của nhà nước xuất bản và mang đi phát lại cho người dân thì đều bị cấm đoán, cấm cản, không cho phép.
Nói về cảm nhận đối với phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại hội thảo hôm 30/11, anh Đỗ Nam Trung bày tỏ:
“Theo em thì tất cả những điều đó là trò mị dân thôi. Từ trước đến giờ thì là trò mị dân mà. Tại vì thứ nhất bản Hiến pháp thực sự không có giá trị. Nó chỉ có giá trị hỗ trợ cho những người cầm quyền thôi, đặc biệt là cho những đảng viên Đảng CSVN chứ không có giá trị cho người dân. Thứ hai, em nghĩ đó là trò ma mị vì những người cầm quyền, những người lãnh đạo Cộng sản không mong muốn và không có ý định phổ biến bản Hiến pháp đó cho người dân được biết. Tại vì có rất nhiều nhà hoạt động xã hội đã từng mua hàng trăm, hàng ngàn quyển Hiến pháp để phát cho người dân. Nhưng khi phân phát thì bị chính quyền cấm đoán và tìm đủ mọi cách để gây cản trở, phá rối. Em nghĩ rằng những lời mà họ như ông Trương Hòa Bình nói những chuyện về bản Hiến pháp, vì dân, vì nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn chỉ mị dân, chứ không có giá trị thực tế.”
Bạn trẻ Đỗ Nam Trung nói thêm rằng một khi Đảng CSVN còn độc tôn lãnh đạo đất nước thì viễn cảnh Việt Nam được “ấm no, hạnh phúc, công bằng, văn minh, dân chủ”, theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ khó thành hiện thực.
“Đầu tiên từ bản Hiến pháp. Trong đó, Điều 4 Hiến pháp quy định rõ ràng Đảng CSVN là Đảng lãnh đạo duy nhất. Đã quy định như thế thì đồng nghĩa mặc định không cho ai khác ra tranh cử. Chắc gì những thành viên của Đảng CSVN là những người tốt nhất nhưng khi họ đã cướp cái quyền lãnh đạo độc tôn thì không còn dân chủ và không còn vì dân nữa rồi. Điều 4 Hiến pháp cứ còn tồn tại thì tất cả những điều khác còn lại đều không có giá trị gì nữa cả.”
Từ trước đến giờ thì là trò mị dân mà. Tại vì thứ nhất bản Hiến pháp thực sự không có giá trị. Nó chỉ có giá trị hỗ trợ cho những người cầm quyền thôi, đặc biệt là cho những đảng viên Đảng CSVN chứ không có giá trị cho người dân. Thứ hai, em nghĩ đó là trò ma mị vì những người cầm quyền, những người lãnh đạo Cộng sản không mong muốn và không có ý định phổ biến bản Hiến pháp đó cho người dân được biết.
Một sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam hồi tháng 1/2013 là đã có hơn 3.500 người ký tên vào một bản kiến nghị bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam. Trong số những người ký tên có các nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam và người Việt hải ngoại. Việc ký tên này được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tuy nhiên, kiến nghị bỏ Điều 4 trong Hiến pháp đã không được Quốc hội Việt Nam xem xét. Và, ông Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm đó là Tổng Bí thư Đảng CSVN lên tiếng rằng đề phòng thế lực xấu như muốn bỏ Điều 4 để xóa vai trò lãnh đạo của Đảng. Trước đó, hồi năm 2007, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nói rằng “Không có chuyện bỏ Điều 4 Hiến pháp. Bởi điều đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát”.
Ông Andre Menras, một người Pháp đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, vào năm 2009, đặc cách cấp quốc tịch Việt Nam với tên “Hồ Cương Quyết”. Ông Andre Menras đã từng ngưỡng mộ ông Hồ Chí Minh và những người Cộng sản ở Việt Nam, với lý tưởng xây dựng đất nước độc lập và dân chủ. Tuy nhiên, qua hiện tình của Việt Nam, ông Andre Menras, hồi tháng 5 vừa qua, đã xót xa chia sẻ với RFA rằng “Đối với cá nhân tôi, nếu Hồ Chí Minh còn sống trong xã hội hiện nay như một con dân yêu nước bình thường, chắc ông sẽ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, ông sẽ hết sức phẫn nộ đối với vụ ám sát tại Đồng Tâm, vụ Hồ Duy Hải bị xử tử hình oan, vụ ô nhiễm khổng lồ Formosa…v.v. Tức là, có nhiều khả năng ông sẽ bị tù! Thật là bi kịch của lịch sử!”.