Vì sao nói số phận của Hoa Kỳ đại diện cho vận mệnh toàn nhân loại?
Ngọc Mai | DKN
Mỗi ngày đều có hàng loạt tin tức mới xung quanh cuộc chiến pháp lý chống lại gian lận bầu cử ở Mỹ. Cuộc chiến này ngày càng ác liệt khi ngày nhậm chức tổng thống đang đến gần. Nếu đứng ở một góc nhìn bao quát sẽ thấy vận mệnh của Hoa Kỳ có quan hệ mật thiết với vận mệnh của nhân loại.
Trên Vision Times, tác giả Bách Gia Tính đã có bài viết phân tích việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng bước thao túng bầu cử Mỹ, để từ đó phá vỡ thành trì cuối cùng của thế giới tự do và hiện thực hóa âm mưu thống trị thế giới của thế lực hắc ám này.
Bài viết cũng phân tích vai trò và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới, qua đó xác định rằng số phận của cường quốc số một gắn liền với vận mệnh của các dân tộc còn lại trên địa cầu. Nếu nền tảng của Hoa Kỳ bị phá bỏ bởi lực lượng thiên tả thì thế giới sẽ bị ĐCSTQ kiểm soát và chìm trong bóng đêm.
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài viết của chuyên gia Bách Gia Tính.
Như chúng ta đã biết, cốt lõi của nền dân chủ phương Tây là hệ thống bầu cử phản ánh quan điểm của người dân. Tại sao bầu cử lại quan trọng như vậy? Đó là bởi vì “Ý dân” là cơ sở cho mọi quyền lực trong một quốc gia dân chủ.
Hiến pháp đã thiết kế và xây dựng một hệ thống bầu cử hoàn chỉnh để bảo vệ quyền lợi của người dân, cho phép người dân bày tỏ nguyện vọng của mình thông qua những lá phiếu. Dù là bầu cử trực tiếp (như Anh và Pháp) hay bầu cử gián tiếp (như Mỹ, Đức) bản chất đều là đưa nguyện vọng của người dân vào hệ thống quyết sách của đảng cầm quyền hoặc liên minh, sau đó chuyển đổi thành ý chí chung của quốc gia và các chính sách chính phủ.
Có thể thấy, quyền bầu cử là quyền cơ bản nhất của mỗi công dân. Các chính trị gia ở các quốc gia dân chủ vì lá phiếu nên cần phải lấy lòng dân chúng, bởi vậy phiếu bầu chính là vũ khí quan trọng nhất trong tay công dân. Công dân sử dụng lá phiếu để giành quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận, quyền xuất bản tin tức, quyền biểu tình, tự do đi lại… Đối với công dân các nước dân chủ thì quyền bầu cử chính là “mẹ” của mọi quyền lợi. Nói các khác, chỉ cần có quyền bầu cử, bạn có thể đấu tranh cho các quyền hợp pháp khác; và nếu bạn mất quyền bầu cử, các quyền khác cũng sẽ mất theo.
Đây là lý do tại sao, ở mảnh đất sinh ra bầu cử dân chủ – các thành phố cổ đại của Hy Lạp, quyền bầu cử là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt công dân với nô lệ, và tầm quan trọng của nó vượt quá tài sản của người dân.
Mục đích việc thiết lập nguyên tắc “tam quyền phân lập” là để hạn chế quyền lực và bảo vệ nguyện vọng của người dân. Có thể định nghĩa như thế này: Hệ thống bầu cử là bản chất của nền dân chủ phương Tây và nguyên tắc “tam quyền phân lập” là công cụ để bảo vệ bản chất này. Nếu như coi hệ thống dân chủ tương đương với một công ty lớn, thì “Lập pháp” (Quốc hội) tương đương với hội đồng quản trị, “hành chính” (chính phủ) tương đương với giám đốc điều hành; “Tư pháp” (Tòa án tối cao) tương đương với hội đồng quản trị, và “Ý dân” tương đương với tất cả các cổ đông.
Các nhà hiền triết phương Tây đã phát hiện ra rằng thông qua nguyên tắc “tam quyền phân lập”, sự kiểm tra và khống chế quyền lực lẫn nhau có thể bảo vệ mong muốn và ý chí của người dân một cách hữu hiệu. Hơn nữa ba trụ cột trong mô hình này (lập pháp, hành chính và tư pháp) là không thể thiếu. Nếu bất kỳ một trụ cột nào bị phá vỡ, toàn bộ cơ cấu sẽ sụp đổ, chức năng bảo vệ ý dân sẽ tan rã và đất nước sẽ chuyển sang chế độ độc tài.
Trong thực tiễn của thời hiện đại, Hoa Kỳ luôn là hình mẫu và chuẩn mực của các hệ thống dân chủ phương Tây. Vì vậy, ĐCSTQ muốn chinh phục thế giới, đầu tiên phải “khóa chắc” Hoa Kỳ, và mấu chốt chính là tấn công hệ thống bầu cử của Mỹ.
Lý do khiến ĐCSTQ chọn Hoa Kỳ chứ không phải các quốc gia khác trở thành mục tiêu tấn công số một là một bộ logic sâu tầng. Logic này là:
Hoa Kỳ là chuẩn mực của hệ thống dân chủ phương Tây, Mỹ-Trung là mối quan hệ thiên địch
Trong hơn hai trăm năm kể từ khi thành lập nước Mỹ, nước Mỹ luôn đề cao các giá trị dân chủ và tự do, những giá trị này đã là ngọn cờ dẫn đầu làn sóng dân chủ hóa trên thế giới. Dù trải qua những khủng hoảng, sóng gió, ngọn cờ này vẫn chưa bao giờ bị lật đổ. Chỉ số quan trọng nhất để đánh giá một quốc gia có phải là quốc gia dân chủ hay không là xem liệu người dân nước này có thể tiến hành bầu cử tự do mà không bị kiểm soát và bị đe dọa hay không. Làn sóng dân chủ hóa thực chất là làn sóng bầu cử dân chủ, nhân dân tự quyết định tương lai của mình thông qua các lá phiếu.
Theo thống kê của tổ chức quốc tế Freedom House, dựa trên mức độ thực hiện quyền bầu cử, năm 1998, trên thế giới có 88 quốc gia hoàn toàn tự do, 53 quốc gia nửa tự do và 50 quốc gia vẫn chưa tự do. Năm 2014, số quốc gia thực hiện bầu cử dân chủ đã tăng lên 110.
Trong quá trình dân chủ hóa toàn cầu, Hoa Kỳ luôn đóng vai trò to lớn: Từ biến đổi sau chiến tranh Nhật-Đức, chuyển đổi dân chủ ở Đài Loan, dân chủ hóa ở Hàn Quốc, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, dân chủ hóa Đông Âu, chiến tranh Iraq và Kosovo, … . Vì vậy, tiến bộ dân chủ hóa vượt bậc trên thế giới không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ, lá cờ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gây ra nỗi khiếp sợ và căm thù lớn với các nước độc tài.
ĐCSTQ hiện là chế độ độc tài ở mức độ chuyên quyền cao nhất. Các giá trị của ĐCSTQ và hệ thống dân chủ của Mỹ không tương thích và đối nghịch. Do đó, trong mắt ĐCSTQ, Hoa Kỳ chính là khắc tinh số một.
Hoa Kỳ là trở ngại cho dã tâm thống trị thế giới của ĐCSTQ
Mỹ là nhà thiết kế và tạo ra trật tự quốc tế thời hậu chiến, từ hệ thống Yalta, Bretton Woods, thành lập Liên hợp quốc, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Tổ chức Thương mại Thế giới… tất cả đều được hoàn thiện dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Năm 2019, trong nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7, tổng GDP của Hoa Kỳ (21,3 nghìn tỷ USD) vượt quá tổng GDP của sáu quốc gia còn lại (18,1 nghìn tỷ USD).
Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế, cường quốc khoa học và công nghệ và cường quốc quân sự lớn nhất thế giới. Nước Mỹ có thực lực để đảm đương nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới, các nước phát triển khác chỉ ở vai trò hỗ trợ.
Khi Hoa Kỳ vươn ra thế giới, quốc gia này đã đảm nhận trách nhiệm “cảnh sát quốc tế”, bảo vệ công lý cho nhân loại dựa trên các nguyên tắc lập quốc, giá trị tín ngưỡng và sức mạnh vượt trội.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thế chiến thứ hai, nước Mỹ đã có nhiều cống hiến cho việc duy trì hòa bình thế giới. Vì vậy, chỉ cần Hoa Kỳ vẫn còn là “cảnh sát quốc tế” thì đó chính là chướng ngại khi ĐCSTQ muốn thống trị thế giới. Do đó, điều kiện tiên quyết để ĐCSTQ thống trị thế giới là đánh bại Hoa Kỳ.
Không thế tấn công Hoa Kỳ trực diện, ĐCSTQ chọn cách “ám chiến”
Vì Hoa Kỳ là hình mẫu của thế giới dân chủ và là lãnh đạo toàn cầu, ĐCSTQ hiểu rằng không thể trực diện tấn công Hoa Kỳ mà chỉ có thể chọn biện pháp ám chiến theo đường vòng. Từng bước từng bước sử dụng các thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt, không theo quy luật thông thường mới có thể đạt mục tiêu.
Vì lý do này, ĐCSTQ đã tập trung nguồn lực của mình đặc biệt nhắm vào các mắt xích yếu kém trong hệ thống vận hành nước Mỹ, đồng thời nhắm mục tiêu tấn công vào hệ thống bầu cử của quốc gia này. ĐCSTQ nhìn thấy rất rõ ràng: Phá hủy hệ thống bầu cử của Mỹ cũng là hủy hoại niềm tin của người dân Mỹ vào nền dân chủ.
Một khi nền tảng bầu cử công bằng bị phá vỡ, thì mô hình “tam quyền phân lập” đứng trên đó cũng theo nó mà sụp đổ. Do đó vào cuối năm 2019, khi bầu cử Mỹ đang đến gần, ĐCSTQ đã tung ra một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng.
Kế hoạch này có ba nội dung:
A. Giúp một nhóm chính trị gia kỳ cựu [thiên tả] ở Hoa Kỳ chiếm đoạt quyền lực.
B. Thổi phồng nguy cơ đại dịch khiến các cử tri lo sợ và sau đó rơi vào cái bẫy “bỏ phiếu qua thư”.
C. Cuối cùng thông qua hình thức bầu cử qua thư này để lật đổ chính phủ hợp pháp. Sự hỗn loạn của cuộc bầu cử Hoa Kỳ hiện này chính là kết quả của kế hoạch này.
Tuy nhiên, mục đích của ĐCSTQ không chỉ tập trung vào thao túng cuộc bầu cử mà còn để phá hủy cơ bản hệ thống dân chủ Hoa Kỳ.
Cần lưu ý rằng cấu trúc thể chế của tất cả các nền dân chủ đều giống nhau, đặc biệt là hệ thống bầu cử đều có cùng tính chất. Nếu ĐCSTQ thành công trong việc thao túng bầu cử Mỹ, thì có thể áp dụng với các nước phương Tây khác, giống như chơi ván cờ domino. Do đó, ĐCSTQ tấn công Hoa Kỳ, kiểu mẫu của phương Tây, và mục tiêu của nó là toàn bộ hệ thống tư bản.
Tổng thống Reagan: Nước Mỹ là pháo đài cuối cùng của thế giới tự do!
Cuộc chiến giữa ĐCSTQ và Hoa Kỳ đã trở thành cuộc chiến giữa hai tín ngưỡng, hai giá trị quan, hai chế độ; là cuộc chiến sinh tử mà Tập Cận Bình từng gọi là “trận quyết chiến cuối cùng”.
Các hành động chống Mỹ của ĐCSTQ không chỉ vượt xa các mối đe dọa mà Nhật Bản và Đức Quốc xã gây ra cho Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai, mà còn vượt qua các mối đe dọa đối với Hoa Kỳ gây ra bởi Đế quốc Nga Xô viết và các cuộc tấn công khủng bố 9/11, tạo thành uy hiếp nghiêm trọng với thế giới phương Tây và nền văn minh nhân loại.
Vì vậy, sự kiên quyết kháng cự và phản công của Hoa Kỳ chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ có ý nghĩa thiết thực và giá trị to lớn không thể đo lường. Tương lai sẽ cho chúng ta biết Tổng thống Trump, cũng giống như Tổng thống Roosevelt trước đây, sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ đánh bại hoàn toàn sự xâm lược của tà ác ĐCSTQ và một lần nữa bước lên đỉnh cao chiến thắng.
Và nước Mỹ sẽ một lần nữa vĩ đại trở lại!