Đấu đá nội bộ trước và sau phiên họp Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đấu đá nội bộ trước và sau phiên họp Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc

November 24, 2021

Hội nghị TƯ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra một nghị quyết rất kỳ lạ; cái gọi là nghị quyết lịch sử đảng bắt chước các triều đại trước (Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình) nhưng lại không giống. Theo cách thức của hai “Nghị quyết lịch sử” ĐCSTQ của các triều đại trước, lẽ ra nghị quyết sau phải phủ nhận các nghị quyết trước rồi tạo ra lãnh đạo cốt lõi và lộ trình mới cho tương lai. Đó là phương pháp truyền thống mà ĐCSTQ sử dụng để viết lại lịch sử đảng hầu tạo dựng hình ảnh vĩ đại cho bản thân. Đây là ý định của Tập Cận Bình khi áp dụng hình thức viết sử đảng này.

Đáng tiếc, Tập Cận Bình không có được khí thế như hai “Nghị quyết lịch sử” đầu tiên của ĐCSTQ, cũng không có uy tín như hai lãnh tụ cốt lõi đầu tiên, chưa kể là cần có một lộ trình mới mà có thể được toàn ĐCSTQ đồng thuận. Vì vậy, ngay cả khi trước phiên họp Trung ương 6 của Khóa 19 ĐCSTQ, đã có sự phản kháng mạnh mẽ với hơn 500 ý kiến ​​được đưa ra và những thay đổi cơ bản đã được thực hiện.

Mặc dù với sự trợ giúp của trợ lý Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) người đã gầm lên như sấm, ông Tập vẫn không thể trấn áp được phe đối lập. Ngay cả khi Tập Cận Bình giao cho chính mình làm trưởng nhóm biên soạn, ông ấy cũng không thể bắt mọi người đồng ý những gì mà ông ấy muốn đưa vào nghị quyết.

Tất cả những thất bại này chứng minh rằng, cái gọi là sự quan sát của các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng ông Tập đang kiểm soát mọi thứ, chỉ là một luồng dư luận được hướng dẫn bởi sự tuyên truyền với tầng suất cao của ĐCSTQ đưa ra thế giới bên ngoài, chứ không phải tình hình thực tế trong cái hộp đen.

Trước Hội nghị TƯ 6 của Ban Chấp hành Trung ương, cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đã được giấu trong hộp đen và không được biết đến với thế giới bên ngoài. Chỉ là các phương tiện truyền thông bên ngoài bị lừa dối bởi sự tuyên truyền của ĐCSTQ ra thế giới nên mới tung hô cho Tập Cận Bình. Từ một số báo cáo sau TƯ 6, người ta được biết rằng nội dung tranh luận rất gay gắt, vượt xa khỏi thói quen thông thường của sự ù lì, và cuối cùng dẫn đến thất bại ý định của Tập Cận Bình. Điều này đã đẩy cuộc đấu tranh nội bộ ĐCSTQ lên một cao trào mới.

Trước phiên họp TƯ 6 và sau khi nghị quyết mà về cơ bản đã được hoàn thiện, manh mối của cuộc đấu đá nội bộ bắt đầu được phơi bày. Bởi vì Truơng Cao Lệ (Zhang Gaoli), người có lập trường cứng rắn và có sức khỏe tốt duy nhất trong phe Giang Trạch Dân, đã mạnh mẽ nhất lên tiếng phản đối việc phủ nhận đường lối của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, và tình nhân của ông ta trong nhiều năm đã phàn nàn về ông ta trên mạng xã hội. Xuất phát từ một tranh chấp tình yêu rất cá nhân, và tòa án có thể đã dễ dàng giải quyết, nhưng truyền thông đã thổi phồng với màu sắc chính trị.

Sau đó, khi các tổ chức và các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin ồn ào, nó đã trở thành một vụ xì căng đan quốc tế lớn làm xấu mặt nhà nước ĐCSTQ và ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic 2022. Có thể nói, Tập Cận Bình đã nâng một tảng đá nhưng tảng đá lại đập vào chân ông ta. Ông ta không biết phải trả lời như thế nào, tiến thoái lưỡng nan. Điều này thậm chí còn khiến những phát ngôn nhân của đội chiến lang ĐCSTQ sửng sốt, và thậm chí còn bắt đầu nói những điều vô nghĩa. Dư luận quốc tế, kết hợp vụ án nhà báo công dân (bà Zhang Zhan làm tin về Covid và bị bắt giam), vụ mất tích của Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) v.v… khiến Ủy ban Trung ương ĐCSTQ trở nên rối ren.

Trước khi vụ án của cô Bành Súy (Peng Shuai) tố cáo Trương Cao Lệ bị chìm xuống, và thậm chí trước khi vụ án được đưa đơn, giờ đây chúng ta lại đọc được về đứa con ngoài giá thú của Tập Cận Bình. Điều này cũng giống như khi họ thổi phồng về vụ án sinh con ngoài giá thú của Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) và vụ án tham nhũng nghìn tỷ đô la, dẫn đến việc Vương phải từ chức. Liệu làn sóng xì căng đan này có dẫn đến việc Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập từ chức hay không? Thật khó để nói. Nói tóm lại, bầu không khí hiện tại rất bất lợi cho ông Tập.

Lý do đằng sau việc Vương Kỳ Sơn từ chức vài năm trước là do Vương muốn nắm quyền lãnh đạo, bằng cách dựa vào việc chống tham nhũng để xây dựng uy tín của mình và hiện thực hóa những lý tưởng chưa hoàn thành của Chu Dung Cơ (Zhu Rongji). Hậu quả là, với sự kết hợp giữa những kẻ có quyền lực và đứng sau hậu trường, cùng sự kết hợp bên trong và những quốc gia bên ngoài đã đánh Vương tơi tả, cho đến khi ông ta phải buồn bã từ chức, chỉ còn giữ chức phó chủ tịch nước không có quyền lực. Người Trung Quốc thường gọi đó là “Nghiệp báo kiếp này”.

Lần này, bầu không khí mà Chủ tịch Tập đang phải đối mặt thậm chí còn tồi tệ hơn. Ông ta đã xúc phạm toàn bộ giới có ưu thế trong ĐCSTQ, trong chính phủ, quân đội, giới học giả và giới kinh doanh, nhưng cùng lúc không mang lại nhiều lợi ích cho người dân Trung Quốc bình thường. Tập đã phủ nhận đường lối cải cách của Đặng và Giang và chào hàng đường lối độc tài của Mao Trạch Đông. Rõ ràng, điều này khó cho cả Đảng CS và cả nước chấp nhận. Vì vậy, trong ván cờ quyết liệt trước Phiên họp TƯ 6, người ta đã kỳ vọng vào chiến thắng của phe chống Tập.

Vì ông Tập muốn làm sống lại hệ thống hoàng đế truyền thống (quân chủ), nên về mặt logic, ông phải chấp nhận cái gọi là mô hình Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình (tư bản triều đình) đây là mô hình truyền thống của nền chính trị chuyên quyền quản lý nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chế độ độc tài độc đảng của ĐCSTQ là mô hình của chế độ nông nô (phong kiến) và nó không thể kết hợp với mô hình truyền thống tiên tiến hơn (của tư bản triều đình). Vì không có tính chính đáng của sự kế thừa và hệ tư tưởng Nho giáo phù hợp, cái gọi là mô hình Đặng Tiểu Bình đã không kế thừa tính chính đáng, ngoài việc kế thừa một siêu tham nhũng.

Đây là một mô hình nghịch lý. Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn cố hữu này? Các học giả và chuyên gia không có câu trả lời. Với trí tuệ ở cấp lãnh đạo lữ đoàn (chỉ huy chừng 3,000 đến 5,000 quân) ông Tập tin rằng con đường chuyên quyền cực đoan và độc tài cá nhân mà Mao Trạch Đông đi, cuối cùng là con đường phù hợp với đặc điểm Trung Quốc và có thể khiến người dân thường phải tuân theo.

Thật không may, người Trung Quốc ngày nay không phải là những người cuối đầu tuân phục như thời kỳ tiền Thanh, và giới có ưu thế hiện nay cũng không phải là tín đồ của Tân Nho giáo (thuộc triều đại nhà Tống và nhà Minh). Nên tất cả chúng ta hãy ngồi thưởng thức dưa hấu và tiếp tục xem tuồng diễn đang đến hồi gay cấn.Bình Luận từ FacebookTiếng Dân

Bài Liên Quan