Khủng hoảng di dân: Pháp giận Anh vì lá thư của Boris Johnson

Khủng hoảng di dân: Pháp giận Anh vì lá thư của Boris Johnson

3 giờ trước

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin đã hủy các cuộc đàm phán với người đồng cấp Vương quốc Anh Priti Patel sau khi Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi Pháp nhận lại những người di cư đã vượt qua eo biển Manche để vào Anh.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị leo thang sau cái chết của 27 người ngoài khơi Calais, Gérald Darmanin cho biết Pháp rất thất vọng về bức thư của thủ tướng Anh.

“Việc công khai bức thư làm cho nó thậm chí còn tồi tệ hơn.”

Trong lá thư gửi Tổng thống Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Borris Johnson đề ra 5 bước để tránh lặp lại thảm kịch hôm 24/11.

“Chúng tôi coi bức thư công khai của thủ tướng Anh là không thể chấp nhận được và đi ngược lại với các cuộc thảo luận của hai bên”, ông Darmanin phát biểu trong một tuyên bố.

“Kết quả là bà Priti Patel không còn được mời [tham dự cuộc họp tại Calais] nữa,” ông nói thêm.

Vụ lật thuyền hôm 24/11 đánh dấu tai nạn thảm khốc nhất về nhân mạng tại kênh đào thuộc eo biển nằm giữa Anh và Pháp, khiến 27 người chết gồm 17 người đàn ông, 7 phụ nữ – một người đang mang thai – và 3 trẻ em.

Bỉ, Hà Lan, Đức và Ủy ban Châu Âu đều sẽ tham dự cuộc họp vào Chủ nhật (28/11) tại Calais.

Vụ lật thuyền là tai nạn thảm khốc nhất về số người thiệt mạng tại eo biển giữa Anh và Pháp
Chụp lại hình ảnh,Vụ lật thuyền là tai nạn thảm khốc nhất về số người thiệt mạng tại eo biển giữa Anh và Pháp

Vài giờ sau khi lá thư của ông Johnson được đăng tải lên mạng xã hội, chính phủ Pháp rất tức giận. Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal nói rằng bức thư “có nội dung rất dở, và hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh”, không tôn trọng những nỗ lực mà Pháp đã làm trên kênh đào.

Trong bức thư gửi cho ông Macron, thủ tướng Anh đã nêu ra 5 bước mà ông muốn thực hiện:

  • Tuần tra chung nhằm ngăn chặn nhiều tàu thuyền rời bến tại bãi biển của Pháp
  • triển khai công nghệ tiên tiến hơn, như cảm biến và radar
  • tuần tra hàng hải qua lại trong lãnh hải của nhau và giám sát trên không
  • tham gia sâu vào công việc của các đơn vị tình báo chung của các nước
  • thực hiện ngay lập tức một thỏa thuận song phương với Pháp về việc trả lại di dân, cùng với các cuộc đàm phán để thiết lập thỏa thuận Anh-EU về việc trao trả di dân.

Ông Johnson nói: “Thỏa thuận với Pháp về việc nhận lại những người di cư vượt qua eo biển Manche bằng con đường nguy hiểm này sẽ có tác động tức thì và đáng kể.”

Bộ trưởng Giao thông Vương quốc Anh Grant Shapps lên tiếng bênh vực bức thư, nói trong Chương trình BBC Breakfast rằng “bạn bè và hàng xóm” phải làm việc cùng nhau.

“Không một quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề này một mình. Tôi hy vọng Pháp sẽ xem xét lại. Đó là lợi ích của chúng tôi. Đó là lợi ích của họ. Chắc chắn là vì lợi ích của những người đang bị buôn bán sang Anh, với những thảm cảnh mà chúng ta đang thấy – nhiều người đã thiệt mạng.”

Nghị sĩ Pierre-Henri của vùng Calais đã bác bỏ ý tưởng của Anh về việc tuần tra chung, cho rằng nó là “điên rồ” và nói rằng nó sẽ không thể thay đổi điều gì dọc bờ biển rộng lớn này.

English Channel

Truyền thông Calais đưa tin hai người sống sót sau vụ lật thuyền ​​ở eo biển Manche, gồm một người Iraq và một người Somali, đã được xuất viện và đang bị thẩm vấn về số lượng người trên thuyền.

Cuộc họp khẩn cấp ở Calais do ông Macron triệu tập để thảo luận về cách ngăn chặn các vụ vượt biển.

Tổng thống Emmanuel Macron cho biết Pháp đã yêu cầu “sự giúp đỡ thêm” từ Anh, vì mặc dù những người di cư được thông báo rằng họ có thể ở lại Pháp, nhưng họ vẫn muốn đến Vương quốc Anh.https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-59430530/p0b6hfth/viChụp lại video,

‘Tôi có thể chết trên biển nhưng tôi sẽ không bao giờ ở lại đây’

Bộ trưởng giao thông của Anh lập luận rằng năm điểm mà ông Johnson đưa ra là “cách tiếp cận thông thường và tốt”, và ông nói rằng thảm kịch tuần này “thực sự nên tập trung tâm trí của mọi người” vào việc đối phó với các băng nhóm tội phạm.

Vương quốc Anh đã ký một thỏa thuận hồi tháng Bảy đồng ý chi trả cho Pháp 62,7 triệu euro (54 triệu bảng Anh) trong giai đoạn 2021-22 để giúp đảm bảo biên giới, nhưng số lượng người vượt biên vẫn tiếp tục gia tăng.

Kể từ đầu năm nay, 1.552 kẻ buôn lậu đã bị bắt ở miền bắc nước Pháp và 44 mạng lưới buôn lậu bị triệt phá, ông Macron nói.

Mặc dù vậy, ông cho biết đã có 47.000 người tìm cách vượt qua eo biển để đến Vương quốc Anh trong năm nay và 7.800 người đã được giải cứu.

Bài Liên Quan