Myanmar: Bà Suu Kyi bị tòa án của chính quyền sau đảo chính xử thêm 4 năm tù

Myanmar: Bà Suu Kyi bị tòa án của chính quyền sau đảo chính xử thêm 4 năm tù

2 giờ trước

Người đoạt giải Nobel đã bị giam giữ kể từ một cuộc đảo chính quân sự vào tháng Hai năm ngoái
Chụp lại hình ảnh,Người đoạt giải Nobel đã bị giam giữ sau một cuộc đảo chính quân sự vào tháng Hai năm ngoái

Một tòa án ở Myanmar đã kết án nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi thêm 4 năm tù, trong một phiên xét xử mới nhất.

Bà bị kết án vì tàng trữ và nhập khẩu bất hợp pháp máy bộ đàm và vi phạm các quy tắc chống Covid-19.

Bà Suu Kyi bị kết án lần đầu vào tháng 12/2021 và được giảm hai năm tù.

Bà đã bị giam giữ kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 và đối mặt với hàng chục cáo buộc, mà bà đều phủ nhận tất cả.QUẢNG CÁOhttps://b6116e2e84f6b1a085d4ce5ccf90ec01.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Những cáo buộc này bị lên án rộng rãi là bất công và các tổ chức nhân quyền, EU, Hoa Kỳ và Anh kêu gọi Myanmar phục hồi nền dân chủ và thả bà Aung San Suu Kyi.

Người ta tin rằng các cáo buộc hôm thứ Hai (10/01) bắt nguồn từ khi binh lính lục soát nhà của bà vào ngày diễn ra cuộc đảo chính bởi lực lượng do Tướng Min Aung Hlaing chỉ huy, khi họ nói rằng họ phát hiện ra các thiết bị này.

Phiên tòa xét xử hôm thứ Hai ở thủ đô Nay Pyi Taw, không cho phép truyền thông tham dự và các luật sư của bà Suu Kyi bị cấm giao tiếp với giới truyền thông và công chúng.

Bản án mới nhất sẽ nâng tổng số án tù của bà lên sáu năm.

Tháng trước, người từng đoạt giải Nobel đã bị kết tội kích động bất đồng chính kiến ​​và vi phạm các quy tắc chống Covid-19, điều mà người đứng đầu cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet lên án là “một phiên tòa giả mạo”.

Human Rights Watch – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã gọi thủ tục tố tụng này là một “rạp xiếc xử án với thủ tục tố tụng bí mật về những cáo buộc không có thật… để (Aung San Suu Kyi) sẽ ở trong tù vô thời hạn”.

Tuyên bố của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW cũng cáo buộc quân đội đang tìm cách đạt được việc kết tội “tại một tòa án kangaroo (cách gọi một tòa án bất hợp pháp trừng phạt mọi người một cách bất công) với những cáo buộc hời hợt nhất, có động cơ chính trị”, và tuyên bố đó là “hành động thô bạo đối với nhân quyền của tất cả mọi người, từ bà Suu Kyi… cho đến các nhà hoạt động Phong trào Bất tuân Dân sự trên đường phố.”

Aung San Suu Kyi at a conference in 2019

Quân đội nắm quyền ở Myanmar vào tháng 2/2021, vài tháng sau khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020.

Quân đội cáo buộc có gian lận cử tri trong chiến thắng này, tuy nhiên các nhà quan sát bầu cử độc lập cho biết các cuộc bầu cử phần lớn diễn ra tự do và công bằng.

Cuộc đảo chính quân sự đã gây ra các cuộc biểu tình lan rộng và quân đội Myanmar đã đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, các nhà hoạt động và nhà báo.

Bà Suu Kyi là một trong số hơn 10.600 người bị quân đội chính phủ bắt giữ kể từ tháng Hai, và ít nhất 1.303 người khác thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Người ta tin rằng nếu bị kết án với tất cả các tội danh mà bà phải đối mặt, bà Suu Kyi cuối cùng có thể bị tù chung thân.

Bài Liên Quan