Kêu gọi Mỹ gây sức ép lên Việt Nam về tự do tôn giáo trước Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN

Kêu gọi Mỹ gây sức ép lên Việt Nam về tự do tôn giáo trước Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN

Thanh Trúc
2022.03.13

Kêu gọi Mỹ gây sức ép lên Việt Nam về tự do tôn giáo trước Thượng đỉnh Mỹ - ASEANHình minh hoạ: Một buổi lễ của người Công giáo ở Hà Nội năm 2015 AFPKêu gọi Mỹ gây sức ép lên Việt Nam về tự do tôn giáo trước Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN00:00/15:34 

Các nhóm nhân quyền quốc tế mong muốn Hoa Kỳ sẽ gây sức ép lên chính quyền Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo nhân Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ tới đây, và cảnh báo tình trạng đàn áp nhân quyền đang gia tăng tại Việt Nam.

Phát biểu nhân Hội nghị ‘Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin khu vực Đông Nam Á 2022’ diễn ra vào ngày 10 và 11/3 vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Boat People SOS (BPSOS) văn phòng chính tại Washington DC, cho biết:

“Chúng tôi  được biết tổng thống Biden vừa gửi lời mời nguyên thủ đến các quốc gia Đông Nam Á đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa kỳ -ASEAN cuối tháng ba này. Chắc chắn Việt Nam sẽ cử phái đoàn cao cấp, và có lẽ chính Thủ tướng Việt Nam sẽ là người hướng dẫn phái đoàn đến Hoa Kỳ.”

Đây là cơ hội để Ủy hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Tòa Bạch Ốc cũng như các vị Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ lên tiếng trực tiếp với phái  đoàn cao cấp Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo.”

Hội nghị về tự do tôn giáo lần này tập trung chủ yếu vào các cộng đồng Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Về câu hỏi vì sao hội luận trong hai ngày tập trung nhiều vào Tây Nguyên, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trả lời:

“Vì Tây Nguyên là nơi mà chính sách tôn giáo rất khắt khe. Trong gần 100 tù nhân lương tâm vì lý do tôn giáo thì một nửa đã là người Tây Nguyên. Rất nhiều người Tây Nguyên đã chết trong tù hoặc chết sau khi ra tù vì bệnh hoạn, vì bị đánh đập.”

“Không chỉ riêng người Thượng ở Tây Nguyên, gần đây hơn 200.000 ngươi H’mong, trong đó một số không nhỏ người H’mong theo đạo Tin Lành vùng Thượng du Bắc Việt bị đàn áp  đã chạy xuống TâNguyên, tiếp tục bị phân biệt đối xử, bị khống chế.”

“Bên cạnh đó, người Tây Nguyên theo Công Giáo, chẳng hạn những người theo đạo Hà Mòn, cũng bị đàn áp. Gần đây hoặc gần đây, linh mục Trần Ngọc Thanh bị chém chết, Trước đó, một vị linh mục khác cũng đã bị chém ở tại Kon Tum. Những điều này cho thấy Tây Nguyên là nơi xảy ra rất nhiều vi phạm về quyền tự do tôn giáo”. 

1997-07-31T120000Z_513371481_PBEAHUMNWDA_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG
Trẻ em người H’mong ở Hoà Bình. Reuters

Ông Fredirick Davie, Ủy viên USCIRF, Ủy Hội Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, cho biết Ủy hội Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới có nhiệm vụ theo dõi nhằm công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo tại nhiều nước trên thế giới. Trong nỗ lực đó, báo cáo của UCIRF thường yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ định bất kỳ quốc gia nào có sự vi phạm nghiêm trọng vào danh sách CPC các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì thiếu tự do tôn giáo

Báo cáo thường niên gần đây nhất, năm 2021, USCIRF vẫn coi Việt Nam là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp, kiểm soát và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng đối với người dân một cách có hệ thống. Mặc dù được Bộ Ngoại Giao Mỹ loại khỏi danh sách CPC từ năm 2006, USCIRF vẫn khuyến nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này  vì những vi phạm liên tục và nghiêm trọng vẫn xảy ra bất kể một vài cải cách khiêm tốn những năm qua.”

“Đi vào chi tiết, USCIRF đặc biệt chú trọng đến cuộc đàn áp hà khắc của chính phủ Việt Nam chống lại những người dân tộc H’mong ở miền Bắc và những người dân tộc Tây Nguyên theo đạo Tin Lành, còn gọi là Cơ Đốc giáo, ở miền Trung.  Nhiền nhóm Tin Lành hoặc Thiên Chúa giáo ngưởi dân tộc không những bị từ chối đăng ký với chính quyền mà còn  bị gán cho là kỳ lạ, sai trái , ị giáo”.

Tại các địa phương ở Việt Nam, ông Fredirick Davie trình bày tiếp, những tín hữu Cơ Đôc người dân tộc thiểu số là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ bị chà đạp, bắt giữ, giam cầm, tra tấn và buộc phải bỏ đạo. Nhiều nhà truyền giáo người Tây Nguyên, ông nói, đang bị giam tù nhiều năm chỉ vì không chịu chối bỏ đức tin của mình: 

“Chính quyền Việt Nam từ chối cấp hộ khẩu, căn cước, biến họ thành những kẻ vô quốc tịch, tước quyền sống và chức năng công dân của họ. USCIRF tin rằng chính phủ Hoa Kỳ nên tiếp tục gây áp lực để  chính quyền  Việt Nam cải thiện và thăng tiến lãnh vực tự do tôn giáo. Việt Nam phải có hành động tiến bộ bằng cách ngưng phân biệt đối xử,  cấp thẻ căn cước, giấy tờ hộ khẩu và các hỗ trợ cần thiết khác cho tất cả cư dân Kitô giáo và Tin Lành đang là những người vô quốc tịch trên Tây Nguyên. Hơn thê nữa, phải để cho tất cả các nhóm tôn giáo ở Tây Nguyên được thể hiện đức tin của mình mà không sợ hãi”.

Tiếp tục vi phạm, tiếp tục đàn áp tôn giáo, Việt Nam chỉ gây thêm trở ngại cho mối quan hệ bang giao tốt đẹp giữa hai quốc  gia, là kết luận của Ủy viên USCIRF Frederick Davie.

Luật sư Sean Nelson của ADF International, tổ chức bao gồm các luật sư nhân quyền Thiên Chúa giáo, có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo xác định công việc  của ADF International, cũng như của luật sư Sean Nelson, là hỗ trợ pháp lý cho vấn đề tự do tôn giáo toàn cầu.

Rất nhiều dữ kiện thực sự mang lại sự hiểu biết về những gì đang xảy ra cho những tín hữu Cơ Đốc giáo người miền núi ở khắp Việt Nam, là nhận định của luật sư Nelson:

“Điều này diễn ra trong nhiều thập kỷ, và thật không may, tôi nghĩ, có rất nhiều khó khăn trong việc khiến cộng đồng quốc tế chú ý tới và không bỏ qua những cái đang xảy ra đó.”

Công khai hóa là một trong những cách vận động quốc tế liên quan việc người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành bị khủng bố, bị bách hại. Và để vận động thành công, ông Nelson nhấn mạnh, nỗ lực đó phải bền bỉ và liên tục: :

“Khi thấy một chính phủ, một chính quyền địa phương, tìm cách hủy diệt hay phá vỡ niềm tin của một cộng đồng thiểu số, thì cách phản ứng hay nhất là phải có sự phản hồi của cộng đồng quốc tế.”

ADF nhận thấy vận động quốc tế cho tự do tôn giáo là hành động có hiệu ứng và hiệu quả thực sự. Những tiến bộ hay cải thiện khiêm tốn, mà Ủy viên USCIRF Frederick Davie đã nhắc, trong việc đối xử với người Thượng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam, thực sự là hiệu quả tốt và có thể được coi là mô hình vận động ban đầu”.

Thế nhưng các nỗ lực như vậy khá là ít và không thường xuyên xảy ra, luật sư Nelson nói tiếp:

Và  thật không may, thay vì cải thiện tốt đẹp hơn trong chính sách hay trên diện rộng, thì thay  vào đó là chỉ một hai ngôi làng nhỏ, trong lúc xu hường đối xử với người Tin Lành miền núi vẫn là thái độ hung hăng, bạo lực” 

“Là một tổ chức chuyên hỗ trợ  pháp lý cho người Ki Tô giáo, ADF cũng  đang bảo vệ các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, trong đó tự do tín ngưỡng là phần quan trọng của tự do tôn giáo toàn cầu. Những nơi có hồ sơ tôn giáo và nhân quyền tồi tệ, mà đáng tiếc trong đó có Việt Nam, và nhất là dân tộc Tây Nguyên của đất nước này, thì những trường hợp cụ thể về từ nhân tôn giáo nêu lên buổi nay không phải là chuyện lạ”.

Những tù nhân lương tâm người thiểu số này bị chính phủ hiện hành cấm đi từ nơi này qua nơi khác, bị cho là thế lực thù địch vì có sự liên hệ với bên ngoài…Đây là sự gán ghép khiên cưỡng, một  cáo buộc không tương xứng với những người chỉ đơn giản  muốn được sinh hoạt, thờ phượng theo đức tin của mình mà thôi: 

“Mà ngay cả những quyền cơ bản này cũng bị nhà cầm quyền phủ nhận, sách nhiễu, cấm đoán. Đó là những  điều bất thường ở Việt Nam. Thế nhưng nhiều nhóm Tin Lành hay Cơ Đốc  giáo ở Việt Nam đã kiên trì  khẳng định quyền lợi của mình theo luật pháp và Luật Tôn Giáo của Việt Nam, trong lúc chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đang cố gắng kiểm soát và hạn chế đức tin của người dân tộc, xem các hoạt động này là mối đe dọa an ninh và sự bình ổn của đất nước.”

Trong thời gian qua, vẫn lời ông Sean Nelson, Chính phủ Việt Nam đã dựa vào dịch COVID-19 để siết chặt, tạo thêm khó khăn cho người miền núi. Ngoài đức tin bị kiểm soát,  người Thượng  Tây Nguyên còn bị tước đoạt quyền sống, quyền sở hữu đất đai và cả quyền tự do đi lại, luật sư Nelson khẳng định.

2004-07-22T000000Z_2118353774_RP5DRIECQYAA_RTRMADP_3_CAMBODIA-MONTAGNARD.JPG
Một người Thượng đang khẩn cầu sau khi ra khỏi rừng ở tỉnh Ratanakiri, miền đông bắc Campuchia. Reuters

Luật sư Sean Nelson đi đến kết luận rằng kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt bạo lực đối với các nhóm Tin Lành hay Thiên Chúa giáo người miền núi là việc cần làm:

“Trong mọi trường hợp, tất cả những điều này đều vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Càng vi phạm nghiêm trọng hơn khi tìm cách trả thù cá nhân hay cộng đồng vì lý do liên lạc với bên ngoài. Việc USCIRF tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo là một khuyến nghị chính đáng”.

Tham luận viên H’biap Krông, tín đồ Tin Lành người dân tộc Ê Đe, vì hoạt động hỗ trợ người Tin Lành bị đàn áp, mà phải trốn qua Thái Lan để tránh bị trừng phạt. Cô cũng là người đã phát biểu tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế về quyền phụ nữ dân tộc thiểu số và người bản địa.

Tự cho mình là người nói lên tiếng nói của những tín hữu Tin Lành thấp cổ bé miệng ở Tây Nguyên, cô H’biap Krông bày tỏ cũng như trao đổi với hai vị diễm gia trước cô về kinh nghiệm  vận động cũng như quan điểm từ người tranh đấu trở thành người bị áp bức:

“Trong nhiều năm qua tôi đã lên tiếng trên những diễn đàn nhân quyền và tôn giáo từ khu vực sang đến các nước Phương Tây. Các dân tộc thiểu số Việt Nam sống qua nhiều thế hệ trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu ở năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Mặc dù được gọi là ‘dân tộc anh  em’  nhưng  người miền núi năm tỉnh miền Trung Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử chỉ vì sự chênh lệch văn hóa và sự khác biệt trong niềm tin”.

“Có thể nói trong năm tỉnh Tây Nguyên, hết 90% người dân tộc theo Kitô giáo. Thứ hai, lý do họ trở thành mục tiêu bị đàn áp là vì những liên hệ ít nhiều trong quá khứ với quân đội nước ngoài.  Phần này tôi sẽ không đi vào  chi tiết  vì tôi nghĩ các tham luận viên khác sẽ nói cụ thể hơn. Tôi muốn nói lòng trung thành của đa số người Tây Nguyên vơi chế độ cũ, mà họ từng bộc lộ ra, đã khiến họ bị căm ghét. Chế độ hiện tại đàn áp và theo dõi suy nghĩ của các thế hệ người Thượng sau này như chúng tôi. Trong lý luận của họ, người Thượng kém hiểu biết và dễ bị lôi cuốn vào các hoạt động phi pháp mà trong đó là tôn giáo. Đó là số phận các Giáo hội Tin Lành Tây Nguyên không được Nhà Nước công nhận”. 

Trong sáu năm qua, đàn áp tôn giáo trở  nên khốc liệt đối với những nhóm Tin Lành mà Nhà nước chưa cho phép. Cô H’biap Krông cho biết cô có danh sách những giáo đồ Tin Lành Tây Nguyên bị cầm tù.

Đây là tài liệu cần thiết, cô nói, được trình ra trước các diễn đàn mà cô từng phát biểu, nhằm vận động sự quan tâm của quốc tế về tình trạng tôn giáo bi đát của người Tin Lành Tây Nguyên Việt Nam.

Ông Sharad Hussain, Đại sứ Lưu động Mỹ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, bên cạnh các nhà hoạt động về tự do tôn giáo cho Việt Nam cùng với các thành viên MSFJ, tổ chức Người Thượng Vì Công Lý ở Việt Nam cũng cho biết:

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tôi đề cập, trong đó có vấn đề đang ảnh hưởng đến cộng đồng người miền núi theo Kitô giáo. Tôi ghi nhận và cảm ơn những khó khăn  trong việc giám sát, báo cáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và  các nơi khác trên thế giới. Nỗ lực này thực sự rất quan trọng vì đó là tiếng nói thay cho những người không được nói” .

Tổng thống Biden, Bộ trưởng Ngoại giao Blinken và tôi làm việc chặc chẽ với nhau hầu thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo cho mọi người ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Đây là cam kết của trái tim, của niềm tin vào việc mang lại tự do tư duy và tự do tín ngưỡng. Chúng tôi tin rằng con người có quyền tự do tôn giáo bất kể họ sống ở đâu, bất kể họ tin hoặc không tin vào điều gì.”

Tôi thừa nhận Việt Nam đã cố gắng thực hiện những bước tiến đáng kể, bao gồm việc mở rộng sự công nhận cấp quốc gia đối với một số tổ chức Tin Lành, cho phép một số giáo hội được đăng ký. Tại các thành phố lớn thì vấn đề chừng như ít hơn các địa phương, nhiều nơi bắt đầu cấp giấy tờ tùy thân cho cộng đồng  Cơ Đốc giáo người H’mong và người Tây Nguyên. Đó là kết quả vận động từ những cá nhân, đoàn thể dũng cảm, tận tuy bên trong và bên ngoài, được minh chứng bằng những thay đổi từ chính quyền Việt Nam”. 

Phải tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi, Đại sứ Hussian khẳng định, và tất nhiên không dễ dàng khi mà thành kiến, sự quyết đoán và sự phân biệt đối xử đã ăn sâu vào não trạng lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, tất cả chúng ta đều hiểu tôn giáo và nhân quyền là điều kiện tối cần cho một  xã hội an toàn, hòa bình, ổn định.

“Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ Việt Nam để đảm bảo họ phải thay đổi. Chúng tôi nhận thấy trong những năm qua, nhiều tổ chức  tôn giáo bao gồm Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, đặc biệt Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bị gạt ra ngoài vòng pháp luật. Những nhóm này phải đối mặt với sự xâm nhập và chỉ đạo quá mức từ phía chính phủ. Tự do tôn giáo hoặc niềm tin không thể tồn tại nếu thiếu quyền tự do biểu đạt, hội họp và thờ phượng trong ôn hòa.”

Không có tôn giáo hay niềm tin thì con người không thể phát huy hết tiềm năng của mình cũng như không thể đóng góp trọn vẹn cho đất nước. Một thể chế  nhân quyền có tự do tôn giáo là yêu cầu và thông điệp rõ ràng cho Việt Nam nói riêng và khắp nơi trên thế giới nói chung, ông Đại sứ Rashad Hussain kết luận bài  nói chuyện của ông như vậy. 

Anh Y Phích H’dok, một nạn nhân cũng là thành viên tổ chức Người Thượng Vì Công Lý cho biết vì tranh đấu cho tự do tôn giáo mà bản thân bị liên tục khủng bố, cha mẹ bị bắt, bị hành hạ và bị dọa giết. Năm 2016, Y Phích H’dok bị truy lùng vì tội tuyên truyền chống Nhà Nước nên chạy trốn qua Thái Lan. Anh khởi sự lên tiếng cho người Tin Lành Tây Nguyên từ đó:

Tháng 8/2019 tôi được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mời tham dự Hội nghị cấp bộ trưởng về Tự do Tôn giáo ở Washington DC để vận động cho người miền núi và chia sẻ trường hợp của tôi.”

“Tình trạng đàn áp, bắt bớ, tra tấn, bỏ tù người Tây Nguyên theo Thiên Chúa giáo không bao giờ chấm dứt. Luôn có những nạn nhân bị bách hại, bỏ tù và luôn có những hội thánh tư gia bị cấm cản. Mong rằng chính phủ Mỹ và các tổ chức quốc tế làm việc chặt chẽ để chính phủ Việt Nam để có sự thay đổi tích cực trong tương lai”.

Hội nghị trực tuyến hai ngày 10 và 11/3 được coi là dài nhất với nhiều tham luận đoàn nhất so với các buổi hội luận về tự do tôn giáo trước nay.

Bài Liên Quan