Đảng Bảo thủ Anh: Hai nữ bộ trưởng ‘đấu nhau’ để làm ứng viên tranh chức thủ tướng

56 phút trước

Liz Truss and Penny Mordaunt
Chụp lại hình ảnh,Liz Truss và Penny Mordaunt

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, bà Liz Truss và đối thủ Penny Mordaunt đang “lời qua tiếng lại” để giành vị trí cao trong cuộc đua tranh chức thủ tướng Anh thay ông Boris Johnson.

Sau một vòng bỏ phiếu nội bộ của khối nghị sĩ Bảo thủ (348 người) trong Hạ viện Anh, ông Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chính, về nhất.

Còn hai vị trí nhì, và ba rơi vào hai phụ nữ.

Vòng bỏ phiếu hôm thứ Năm tuần này đem lại cho ông Rishi Sunak 101 phiếu, bà Mordaunt 83 phiếu và bà Truss 64

Hai vị khác, vẫn có tên trong cuộc đua là Kim Badenoch (49 phiếu) và ông Tom Tugendhat (32 phiếu).

Dự kiến họ phải vào vòng tiếp ngày 18/07.

Hai nhân vật dẫn đầu sẽ được các thành viên đảng Bảo thủ Anh bầu chọn ra ‘nhà lãnh đạo’ – Party leader, vào 05/09/2022.

Theo thông lệ của chính trường Anh, lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, được Nữ hoàng trao trách nhiệm lập tân chính phủ.

Hiện ông Boris Johnson đã tuyên bố rời chức lãnh đạo phe Bảo thủ nhưng vẫn ngồi ở ghế thủ tướng, bất chấp kêu gọi của phe đối lập là ông nên “biến đi càng sớm càng tốt”.

Đồng minh của hai người phụ nữ ‘tung đòn’

Bà Penny Mordaunt, hiện là bộ trưởng chính sách thương mại tuy về nhì nhưng bị các đồng minh của bà Liz Truss chê nhiều, có vẻ để hạ uy tín của đối thủ.

Các cựu quan chức cao cấp ủng hộ bà Truss đang tung ra lời chỉ trích bà Mordaunt trong cuộc tranh đua ngày càng “cay chua”, theo các báo Anh.

Ví dụ, cựu Bộ trưởng chuyên trách về Brexit, Lord Frost ủng hộ bà Truss thì nói bà Mordaunt khi còn làm phó cho ông, “không biết gì về đàm phán Brexit”.

“Đôi khi tôi còn không biết bà ta ở đâu.”

Tệ hơn, theo ông Frost, bà Mordaunt “né tránh câu hỏi khó khi cần bảo vệ quyền lợi của Anh trước các đối thủ EU”. Vẫn theo lời ông Frost thì vì bà ta “không nắm được chi tiết công việc nên tôi đã yêu cầu thủ tướng chuyển bà ta đi chỗ khác”.

Bà Mordaunt, năm nay 49 tuổi, từng học trường của đạo Công giáo, đã bác bỏ hoàn toàn những lời chỉ trích rằng bà ít kinh nghiệm hay thiếu năng lực.

Hiện giữ chức bộ trưởng chuyên về chính sách thương mại, (chức danh tiếng Anh là Minister of State for Trade), ít quyền hơn Bộ trưởng Ngoại thương Anne-Marie Trevelyan (Secretary of State for International Trade); bà Mordaunt cũng đã giữ các chức bộ trưởng quốc phòng, và bộ trưởng phát triển quốc tế nhưng chỉ được vài tháng ở một chức rồi bị loại.

Công việc lâu nhất của bà thời trong là binh nghiệp, từ 2010 tới 2019 trong quân dự bị của Hải quân Hoàng gia Anh. Bà giải ngũ với hàm thiếu uý.

Rishi Sunak, Liz Truss and Penny Mordaunt
Chụp lại hình ảnh,Ông Rishi Sunak, 42 tuổi, là triệu phú, về nhất trong vòng chạy đua ra tranh vị́ trí một trong hai ứng viên Bảo thủ để đảng viên bầu chọn làm lãnh đạo Đảng 05/09, cùng các bà Liz Truss và Penny Mordaunt

Một phụ tá của bà, John Lamont, phụ trách chiến dịch vận động cho bà ở Scotland, nói Penny Mordaunt là một “vốn quý” của đảng Bảo thủ. Ông nói rằng, giống như thủ tướng David Cameron trước đây (lên cầm quyền lần đầu năm 2010), bà Mordaunt, có “tài năng chưa được bộc lộ”.

Bà Truss, năm nay 46 tuổi, chỉ nói bà là người theo Thiên Chúa giáo, và luôn sẵn sàng bảo vệ tự do tôn giáo nói chung, trên toàn thế giới.

Bà đang nắm chức Bộ trưởng Ngoại giao, và kiêm chức vụ có hàm bộ trưởng chuyên về phụ nữ, và tự đề cao vai trò trung thành với thủ tướng Johnson cũng như nhấn mạnh đến kinh nghiệm quốc tế của mình.

Bà từng sang thăm vùng Baltic để bày tỏ sự ủng hộ cho các nước trong NATO ở phía Đông chống lại Nga.

Thay mặt chính phủ Anh, bà đã đi thăm nhiều nước, ký một loạt các thỏa thuận thương mại song phương cho Anh, gồm cả hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam.

Đây là vấn đề chủ chốt của nghị trình “Nước Anh toàn cầu” mà chính phủ Johnson nêu ra sau Brexit.

Ông Rishi Sunak, năm nay 42 tuổi, người có cha mẹ là di dân Ấn Độ, thì nêu ra khẩu hiệu ‘Khôi phục niềm tin, tái thiết kinh tế và đoàn kết đất nước’.

Dù về đầu sau các vòng “đấu phiếu nội bộ”, ông bị một số tờ báo Anh như Evening Standard chê là “kẻ hay phản bội”, và vì giàu có quá – cùng vợ là công dân Ấn con gái một nhà tỷ phú, ông Sunak có khối tài sản hàng trăm triệu bảng – nên “xa dân”.

Những nghị sĩ ủng hộ ông thì ca ngợi ông có tài năng điều hành nền kinh tế vào đúng lúc cần thiết là lúc này, và ông “đàng hoàng”.

Chính thức theo Ấn giáo, ông Sunak nêu quan điểm coi Anh là “quốc gia thế tục”.

Chart showing how the Tory leadership candidates have fared in the first two rounds of voting by MPs

Bài Liên Quan