Thái Lan: Tòa yêu cầu thêm bằng chứng khi xem xét chấm dứt nhiệm kỳ thủ tướng

Prayut
Chụp lại hình ảnh,Ông Prayut Chan-o-cha phát biểu tại một lễ trao giải tại Bangkok vào ngày 17 tháng 8 năm 2022

Thứ Năm (8/9), Tòa án Hiến pháp Thái Lan yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng khi xem xét liệu có chấm dứt nhiệm kỳ của thủ tướng đang bị đình chỉ Prayut Chan-o-cha hay không.

Tòa án yêu cầu biên bản cuộc họp lần thứ 501 của Ban Dự thảo Hiến pháp (CDC) diễn ra vào ngày 11/9/2018 phải được gửi đến tòa trong ngày thứ Ba tuần tới, trước khi phiên điều trần tiếp theo của toàn sẽ diễn ra vào thứ Tư (14/9), theo Bangkok Post.

Văn phòng của tòa án cho biết biên bản của cuộc họp thứ 501 liên quan đến việc xem xét của tòa án đối với kiến nghị để tòa ra phán quyết nếu nhiệm kỳ thủ tướng tại vị đã kết thúc.

Theo báo cáo, người đứng đầu CDC nói trong cuộc họp lần thứ 500 rằng nhiệm kỳ thủ tướng của Tướng Prayut bắt đầu trước khi ban hành hiến pháp hiện tại vào ngày 6/4/2017.

Tướng Prayut Chan-o-cha được bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 24/8/2014, theo hiến pháp tạm thời được thực thi sau khi ông lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của bà Yingluck Shinawatra vào ngày 22/5/2014.

Nếu nhiệm kỳ của ông bắt đầu sau đó, nó đáng lẽ phải kết thúc vào ngày 24/8/2022.

Theo hiến pháp năm 2017 của Thái Lan, không thủ tướng nào có thể tại vị lâu hơn 8 năm, nhưng thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ của ông Prayut là chủ đề gây tranh cãi.

Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 24/8 đã đình chỉ chức vụ thủ tướng của ông Prayut Chan-o-cha trong thời gian xem xét khiếu nại của các đảng đối lập cho rằng ông đã tại nhiệm đủ thời hạn quy định và phải từ chức.

Tuy nhiên, nhóm pháp lý của vị cựu tướng quân đội lập luận rằng nhiệm kỳ thủ tướng của ông không bắt đầu vào ngày 24/8/2014.

Những người ủng hộ vị tướng về hưu lập luận rằng nhiệm kỳ thủ tướng của ông nên được tính từ khi hiến pháp năm 2017 có hiệu lực pháp lý, hoặc thậm chí sau khi ông trở thành người đứng đầu chính phủ được bầu vào năm 2019.

Nếu tòa án đồng ý, về mặt kỹ thuật, ông Prayut có thể tiếp tục phục vụ cho đến năm 2025 hoặc 2027 – nếu ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng Ba.

Prayut
Chụp lại hình ảnh,Những người biểu tình chống chính phủ tụ tập bên ngoài tòa nhà chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từ chức.

Một số nhà phân tích cho rằng một phán quyết có lợi cho thủ tướng đang bị đình chỉ nhiều khả năng xảy ra hơn vì việc lựa chọn sự tiếp tục chính trị hơn là giải thích pháp lý chặt chẽ sẽ giúp ngăn chặn khoảng trống chính trị có thể gây rắc rối cho việc thành lập chế độ quân chủ.

“Họ có thể không tập trung quá nhiều vào yếu tố pháp lý mà là yếu tố chính trị. Điều này có thể dẫn đến một phán quyết mang tính thỏa hiệp hơn, tức là cùng với ngày bắt đầu,” The Straits Times dẫn lời ông Teerasak Siripant, giám đốc điều hành của công ty tư vấn chiến lược BowerGroupAsia tại văn phòng ở Bangkok.

“Việc Prayut từ chức sẽ mang lại quá nhiều hỗn loạn vào thời điểm này,” ông nói.

Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan tạm thời giữ chức quyền thủ tướng, trong khi ông Prayut vẫn tiếp tục giữ chức bộ trưởng quốc phòng.

Bài Liên Quan