Belarus: Tổng thống Lukashenko bị la ó, vẫn quyết không nhượng bộ

Belarus: Tổng thống Lukashenko bị la ó, vẫn quyết không nhượng bộ

4 giờ trước

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị công nhân la ó khi ông đến một nhà máy diễn thuyết, trong diễn tiến chứng tỏ khủng hoảng chính trị tại nước này vẫn chưa ngã ngũ.

Ông Lukashenko dùng trực thăng bay tới một nhà máy với mục đích diễn thuyết.

Nhưng các công nhân giận dữ tại đây la ó: “Cút đi!”

“Tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ,” ông nói.

“Một số bạn có thể nghĩ chính phủ không còn tồn tại. Chính phủ sẽ không bao giờ sụp đổ.”

Đài truyền hình nhà nước hôm thứ Hai đã chứng kiến nhân viên đài này đình công.

Đang có giận dữ và cáo buộc gian lận trong bầu cử tổng thống ngày 9/8.

Ông Lukashenko cai trị Belarus liên tục từ 1994.

Alexander Lukashenko - 16 August
Chụp lại hình ảnh,Ông Lukashenko

Mới hôm Chủ nhật xảy ra biểu tình của phe đối lập tại thủ đô Minsk.

Ủy ban bầu cử nói ông Lukashenko chiến thắng với 80,1% phiếu, còn đối thủ Tikhanovskaya chỉ có 10,12%.

Hàng trăm người biểu tình chống chính phủ đã bị thương, hai người tử vong khi đụng độ cảnh sát trong tuần qua.

6.700 người bị bắt, và có cáo buộc tra tấn.

People take part in a protest against the presidential election results demanding the resignation of Belarusian President Alexander Lukashenko and the release of political prisoners, in Minsk, Belarus August 16, 2020
Chụp lại hình ảnh,Biểu tình chống Lukashenko ngày 16/8 ở Minsk

Hôm thứ Hai, đi thăm một nhà máy ở Minsk, ông Lukashenko tuyên bố: “Trừ phi giết tôi chứ sẽ không còn bầu cử khác đâu.”

Nhưng ông lại bảo sẵn sàng tổ chức trưng cầu dân ý.

Công nhân ở đây đã la ó phản đối tổng thống.

Ứng viên đối lập, bà Tikhanovskaya, đã chạy sang Lithuania sau khi lên án kết quả.

Hôm thứ Hai, bà tuyên bố sẵn sàng trở thành “lãnh đạo quốc gia”.

Truyền thông tại láng giềng Nga đã so sánh diễn tiến Belarus với nguy cơ tại Ukraine năm 2014.

Khi đó, cách mạng thân phương Tây xảy ra ở Ukraine đã mở đường cho Nga sáp nhập Crimea.

Nga đang theo dõi kỹ tình hình ở Belarus, đất nước được nhiều người gọi là vùng đệm giữa Nga và khối Nato.

Bài Liên Quan