Slovakia ngừng tiêm Sputnik V vì dân ít dùng và sau bê bối làm thủ tướng mất chức

Slovakia ngừng tiêm Sputnik V vì dân ít dùng và sau bê bối làm thủ tướng mất chức

một giờ trước

Igor Matovic, leader of anti-graft political movement Ordinary People and Independent Personalities (OLaNO), talks to the press on 2 March
Chụp lại hình ảnh,Bê bối “ký tắt” với Nga để nhập vaccine Sputnik V khiến thủ tướng Slovakia Igor Matovic mất ghế

Chính quyền Cộng hòa Slovakia cho biết họ dừng tiêm chủng bằng vaccine Sputnik V của Nga vì người dân không hưởng ứng.

Ở quốc gia 5,4 triệu dân tại Đông Âu, chỉ có đúng 18.500 người đã tiêm hai liều Sputnik V, thông tấn TASS của Nga trích nguồn EU.

Kể từ thứ Ba 31/08, Slovakia không chỉ ngừng tiêm Sputnik V mà còn lên kế hoạch bán trở lại cho Liên bang Nga số vaccine đã nhập về.

Khủng hoảng chính trị vì Sputnik V

Slovakia là một trong những nước thuộc Liên hiệp châu Âu nhanh chóng nhận vaccine của Nga.

Hồi tháng 3/2021, chừng 200 ngàn liều Sputnik V được Bratislava nhập về, bất chấp tình hình lúc đó là loại vaccine này chưa được EU chuẩn thuận, theo báo Nga, tờ Moscow Times (31/08).

Khủng hoảng chính trị nổ ra ở Slovakia sau khi một hợp đồng bí mật của chính phủ ký với Nga được tiết lộ, theo đó Slovakia sẽ mua 2 triệu liều Sputnik V.

Ông Igor Matovic phải từ chức thủ tướng Slovakia cùng sáu thành viên nội các vào cuối tháng Ba.

The Sputnik V vaccine against Covid-19 is pictured on the table at a medical clinic in Moscow - 5 December 2020
Chụp lại hình ảnh,Nga đã bắt đầu tiêm chủng trong nước chống Covid bằng vaccine Sputnik V từ tháng 12/2020 và xuất khẩu khá nhiều loại vaccine này

Đảng trong liên minh cầm quyền của Slovakia đã hạ bệ thủ tướng vì cho rằng ông ra không thành thật với họ về vụ nhận Sputnik V từ Nga.

Tại châu Âu có Serbia cũng nhập vaccine Sputnik V, và Hungary, thành viên EU, nhập về nhưng không tiêm chủng rộng rãi bằng vaccine này.

Sputnik V sẽ có nhãn Made in Vietnam’?

Khác với nhiều nước châu Âu chỉ dùng vaccine Astra Zeneca, Pfizer và Moderna, Việt Nam trở thành quốc gia nhập vaccine đa dạng về nguồn.

Riêng về vaccine Nga, trang thông tin Bộ Y tế Việt Nam cho hay đến sáng 27/08, 26 triệu liều vaccine chống Covid đã về tới nước này.

Trong số này, vaccine AstraZeneca có hơn 16 triệu, Moderna có hơn 5 triệu, Pfizer có hơn 2,8 triệu, vaccine Sinopharm có 2,5 triệu và 12.000 liều vaccine Sputnik V.

Cũng liên quan đến vaccine của Liên bang Nga, các báo Việt Nam hôm 21/07/2021 đăng tin về việc Việt Nam sản xuất thử nghiệm Sputnik V.

“Mẫu thử từ lô vaccine Sputnik V thử nghiệm đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã được chuyển đến Viện nghiên cứu vi khuẩn và dịch tễ học quốc gia Nga Gamaleya để đánh giá và kiểm định chất lượng,” báo Lao Động bản điện tử (23/07) cho hay.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58395917/p091yjt6/viChụp lại video,

Việt Nam có mua vaccine Nga, Trung Quốc không?

Trang Sputnik bản tiếng Việt của Nga hôm 23/07 cho hay, “theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, nếu vaccine Sputnik V do Việt Nam gia công đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, hai bên sẽ ký kết Biên bản thỏa thuận, chính thức gia công tại Việt Nam, dự kiến 5 triệu liều vaccine/tháng”.

Nga đã bắt đầu tiêm chủng trong nước chống Covid bằng vaccine Sputnik V từ tháng 12/2020 và xuất khẩu khá nhiều loại vaccine này ra các nước muốn sử dụng.

Còn tại chính Nga, trong tháng 7/2021, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt, ông Borito Nguyễn từ Moscow cho hay:

“Theo tôi nhận xét, vaccine cũng vì bị chính trị hóa, rồi tác động của truyền thông mà dẫn tới việc người Việt mình ai thích Nga thì khen vaccine Nga là tốt, ai không ưa Nga thì chê bai, nghi ngờ.

“Nhiều người Việt đánh giá vaccine, tin tưởng hay nghi ngờ, không dựa trên sự tìm hiểu chu đáo mà dựa vào cảm tính, tâm lí của nhóm xã hội mà họ có cảm tình.

Để có niềm tin vào vaccine Nga tôi phải tìm đọc phản biện, đánh giá của các nhà chuyên môn, nhất là các chuyên gia từ các nước không phải Nga, thông tin bài báo về Spunik V được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh (VOLUME 397, ISSUE 10275, P671-681, FEBRUARY 20, 2021), kiểm định thông tin chính thức bằng cách so sánh với các nguồn thông tin độc lập, ví dụ như một số nhóm trên mạng xã hội nơi mà mọi phát biểu đều có thể phát biểu tự do, không bị kiểm duyệt hay định hướng…”

Bài Liên Quan