Mối quan hệ mật thiết giữa Bill Gates, Quỹ từ thiện của ông với Trung Quốc sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, kéo dài qua ba đời lãnh đạo của Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. (Ảnh tổng hợp)
Gia tộc Giang Trạch Dân thao túng TTTC Hong Kong nhờ câu kết với các tỷ phú Mỹ? Minh hoạ từ mô hình Ponzi của Evergrande
Bình luậnTrà Nguyễn • 16/11/21
Năm 2012, Evergrande đã bị tố là mô hình lừa đảo tài chính Ponzi. Nhưng người lên tiếng tố cáo còn bị cấm giao dịch tại Hong Kong suốt 5 năm. Vì sao các nhà chức trách Hong Kong cùng hãng kiểm toán Mỹ lại che giấu cho Evergrande? Câu trả lời bất ngờ nhắm vào gia tộc Giang Trạch Dân, trùm cuối trong vụ lừa đảo Ponzi Evergrande – những người đã từ lâu thao túng thị trường này.
Thị trường, các chính phủ, và nhà đầu tư thường tỏ ra ‘ngây thơ’, ‘choáng váng’, ‘bất ngờ’ trước các vụ sụp đổ của các tập đoàn kinh tế – tài chính lớn hoặc khủng hoảng tài chính lớn nhỏ. Nhưng thực tế thì sao? Các lời cảnh báo, các phân tích trung thực, thì dưới sự tiếp tay của các chính trị gia, đều bị bỏ qua, thậm chí là bị ‘bức hại’ như trong trường hợp của tổ chức đã cáo buộc Evergrande là mô hình lừa đảo tài chính từ hồi năm 2012.
Câu chuyện của Evergrande hé lộ rằng gia tộc Giang Trạch Dân đã thao túng được Hong Kong và các chính trị gia ở đây không lâu sau khi Hong Kong được trả về. Có vẻ như rất nhanh, chế độ tham nhũng của gia tộc Giang đã tham nhũng toàn Hong Kong; đảm bảo Hong Kong là nơi hút tiền thông qua các ponzi như Evergrande hoặc các tập đoàn kinh tế phục vụ gia tộc này. Câu chuyện về mô hình lừa đảo tài chính của Evergrande đã củng cố cho kết luận này.
“Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo tài chính qua việc thu hút đầu tư; trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền từ các nhà đầu tư đến sau chứ không phải bằng tiền sinh lời từ các dự án hiệu quả. Mô hình này khiến nạn nhân tin rằng lợi nhuận đến từ dự án, công ty, hay sản phẩm mà họ đầu tư vào đang vận hành hiệu quả; họ không biết rằng mình là nguồn tiền trả cho nhà đầu tư trước, và các nhà đầu tư đến sau là nguồn tiền trả cho mình”.
Và vào năm 2012, Tập đoàn phát triển Evergrande, khi đó mới vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007 nhờ thế lực tài phiệt thân gia tộc Giang Trạch Dân ở Hong Kong và niêm yết được 3 năm trên sàn giao dịch Hong Kong, bị tổ chức Citron Research tố là mô hình lừa đảo tài chính Ponzi. Chính là lừa đảo tài chính Ponzi theo cách hiểu ở trên.
Điều gì đã xảy ra với tổ chức viết tố cáo và người đứng đầu tổ chức đó? Họ đã cẩn thận, tỉ mỉ dùng kiến thức của các nhà phân tích tài chính tâm huyết, dựa trên báo cáo tài chính được công bố của Evergrande khi đó để chứng minh rằng tổ chức này đang kiếm tiền từ các nhà đầu tư ngây thơ trên thị trường chứng khoán (TTCK) Hong Kong bằng các dự án ảo và lừa đảo. Cáo trạng dài tới 57 trang hiện vẫn được lưu trữ trên trang của Citron Research.
Nhưng đáng tiếc, một tiếng nói chuyên môn sâu sắc, trung thực như vậy đã phải chịu uỷ khuất. Người viết báo cáo này, ông Andrew Left, một nhà đầu tư bán khống quốc tịch Mỹ, người sáng lập của Citron Research, bị cấm hoạt động trên sàn giao dịch Hong Kong 5 năm. Khi đó, các nhà chức trách Hong Kong viện lý do rằng báo cáo của Citron Research về Evergrande là không trung thực. Theo CNBC, hình phạt 5 năm đã kết thúc vào tháng 10/2021; không bao lâu sau khi tin tức Evergrande ‘mất khả năng trả nợ’ khiến cả thế giới ‘bất ngờ’.
Evergrande đã lừa đảo tài chính như thế nào?
Tại thời điểm tố cáo Evergrande lừa đảo, tập đoàn này đang đứng ở top 5 các doanh nghiệp có mức vốn hoá lớn nhất tại Hong Kong. Chỉ trong vòng 5 năm (2006-2011), tổng tài sản của Evergrande đã tăng gấp 23 lần. Nhưng đó không phải là kết quả đến từ ‘tài năng’ hay may mắn, đó là kết quả của tham nhũng và lừa đảo; không loại trừ việc kế hoạch lừa đảo này là “có kế hoạch và có hệ thống” như tố cáo của Citron Research.
Ông Andrew Left, tác giả của báo cáo này đã viết cho CNBC hồi tháng 9/2021 vừa qua rằng: “10 năm trước, tôi đã viết về cách Evergrande đang bất chấp đẩy mạnh nợ, sử dụng thủ thuật kế toán [gian lận] để ngụy tạo sức khoẻ tài chính. Tôi tiếp tục nói rằng các dự án con cưng của Evergrande đang tiêu tốn hàng tỷ USD trong toàn bộ ngoại bảng báo cáo tài chính”. Ông nhấn mạnh “tất cả những gì tôi nói đều đúng”. Evergrande đã không thay đổi mô hình lừa đảo tài chính này suốt 10 năm sau đó cho đến khi khoản nợ của nó lên tới 305 tỷ USD.
Nếu Evergrande phá sản, các thế lực đằng sau nó chẳng mất gì bởi vì nó đã vội vã chia cổ tức hàng chục tỷ USD một cách công khai, chia sẻ tiền tham nhũng và tiền lừa đảo tài chính – có thể là hàng chục tỷ USD nữa. Kẻ mất mát lớn nhất không phải là các nhà đầu tư tài chính quốc tế ngây thơ, mà chính là người dân Trung Quốc.
Đúng vậy, báo cáo của Citron Research kết luận dựa trên các phân tích tài chính dễ hiểu và thuyết phục rằng:
- Evergrande đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tập đoàn này đang phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh khoản nghiêm trọng;
- Bộ máy quản trị của Evergrande đã sử dụng ít nhất 6 hệ thống kế toán tinh quái khác nhau để che giấu tình trạng này. Nghiên cứu của Citron Research cho thấy Evergrande cần ít nhất 71 tỷ nhân dân tệ (CNY) [vào thời điểm 2012] để thanh toán khối nợ này; điều này khiến vốn chủ sở hữu của Evergrande âm 36 tỷ CNY. (Như chúng ta biết, hiện Evergrande cần ít nhất 2 nghìn tỷ CNY chứ không phải 71 tỷ CNY như 10 trước, tương đương 305 tỷ USD để trả nợ).
- Trong 5 năm (2006-2011), Evergrande đã thực hiện một chương trình hối lộ các quan chức chính quyền địa phương để thu gom đất giá rẻ ở địa phương; chuyển đổi mục đích sử dụng; bán nó với giá trị cao gấp bội. Để có tiền hối lộ và che giấu các khoản đã hối lộ (đưa vào chi phí), Evergrande đã tăng giá đất bằng các giao dịch mua bán với các công ty xây dựng (thực ra có liên quan với Evergrande); kêu gọi đầu tư; v.v. Dòng tiền tài chính phức tạp theo phong cách Ponzi hình thành. Kế hoạch này ngày một phụ thuộc vào doanh số bán hàng phải tăng trưởng liên tục. Nếu không tăng trưởng thì phải tạo công ty ảo, mua bán giả.
- Mô hình kinh doanh của Evergrande không bền vững và đang có dấu hiệu căng thẳng nghiêm trọng. Ban lãnh đạo đang làm việc chăm chỉ để khắc phục tình trạng tài chính bấp bênh và xuống cấp nhanh chóng của công ty. Tuy nhiên, với việc giá bán căn hộ đang giảm nhanh chóng, với báo cáo thu nhập và dòng tiền của công ty đang gặp khó khăn và sẽ khó khăn về khả năng trả nợ.
- Trong khi đó, đội ngũ quản lý của Evergrande liên tục đưa ra các đánh giá sai lệch nhằm tiếp tục thu hút vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Từ năm 2006-2011, tổng tài sản của Evergrande đã bằng tổng nợ và dòng tiền ngày càng âm trầm trọng. Evergrande cơ bản không tự tạo ra giá trị gì. (Đồ thị từ Báo cáo năm 2012 của Citron Research)
Để chứng minh cho các nhận định của mình, báo cáo nghiên cứu chi tiết các số liệu tài chính công khai, lần mò đường đi của dòng doanh thu, chi phí với các công ty con, chỉ ra lỗ hổng tài chính, lỗ hổng thị trường của từng dự án mà Evergrande kêu gọi vốn. Rõ ràng, đây là một báo cáo thuần tuý chuyên môn, được làm tỉ mỉ, nghiêm túc, và có trách nhiệm với các nhà đầu tư. Chỉ cần dụng tâm đọc, các nhà đầu tư (vốn có kiến thức về tài chính) có thể phân định liệu báo cáo này có trung thực hay không, hoặc báo cáo này có đáng để tham khảo và suy ngẫm hay không.
Một ví dụ hoàn hảo gần đây về Evergrande đã tạo ra dự án ảo để lừa đảo theo mô hình Ponzi trên thị trường chứng khoán Hong Kong chính là dự án xe hơi điện: “Hengda New Energy Vehicle”.
Khái niệm ô tô sử dụng năng lượng mới rất thời thượng ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Bất kỳ ngành kinh doanh nào dính líu tới các khái niệm thời thượng như vậy ở Trung Quốc đều trở thành cơ hội hoàn hảo để kiếm tiền. Do đó, Evergrande cũng đã bước vào lĩnh vực này với phong độ cao trong năm 2019.
Evergrande không ra được một mẫu ô tô nào suốt từ năm 2019 đến nay. Dù vậy, Evergrande đã huy động bộn tiền từ TTCK Hong Kong chỉ nhờ dựa hơi vào câu chuyện ‘ô tô sử dụng năng lượng mới’. Vào tháng 2/2021 vừa qua, giá cổ phiếu của China Evergrande New Energy Automobile đạt 72 đô la Hong Kong/cổ phiếu, với giá trị thị trường hơn 600 tỷ đô la Hong Kong. Trong bối cảnh không có sản phẩm nào, Evergrande đã trở thành công ty sản xuất ô tô có giá trị thị trường cao nhất ở Trung Quốc.
600 tỷ đô la Hong Kong lừa đảo được từ một dự án hư không! Niềm tin của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Hong Kong được ‘thúc đẩy’ bởi các chính trị gia câu kết với Evergrande trong suốt 10 năm qua; những người đã lờ đi vấn đề của Evergrande từ hồi 2012 cũng như năm 2019-2020 gần đây. Các chính trị gia thà để Evergrande lừa đảo tài chính, trở thành trái bom nợ 2000 tỷ CNY chứ không phải là 71 tỷ CNY sau 10 năm, chứ không thể làm phật lòng thế lực đứng sau tập đoàn này. Suy cho cùng, không chính trị gia nào vào phải vào tù và mất tiền nếu Evergrande bị phanh phui, bản thân họ cũng có thể kiếm lợi ích (không tiền thì quyền) từ các trao đổi như vậy.
Trùm cuối lừa đảo tài chính trong vụ Evergrande?
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao một TTCK quốc tế, có trình độ phát triển được cho là đẳng cấp nhất Châu Á như Hong Kong lại trở nên thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, không hề muốn bảo vệ nhà đầu tư trên sàn giao dịch của họ cũng như có thể dễ dàng bị thao túng đến thế?
Có lẽ, ngay từ khi Hong Kong trở về Trung Quốc dưới triều đại của Giang Trạch Dân, đặc khu này đã bị thay đổi bản chất để trở thành một với Bắc Kinh, chỉ có vỏ ngoài của thể chế là khác biệt.
Để trả lời câu hỏi thế lực nào đã giúp đỡ Evergrande, chúng ta chỉ cần theo dõi thế lực nào đã giúp Evergrande IPO trên sàn giao dịch Hong Kong, bảo vệ Evergrande khỏi các cáo buộc lừa đảo và dòng tiền mà Evergrande chia cổ tức.
Câu chuyện quay trở lại thế lực tài phiệt tài chính Hong Kong đã giúp đỡ Evergrande vượt qua khủng hoảng tài chính 2007 và có thể IPO trên sàn giao dịch Hong Kong 2009; đó là nhóm các tỷ phú thân thiết với thế lực Tăng Khánh Hồng và Tăng Khánh Hoài (cánh tay phải đắc lực của Giang Trạch Dân).
Vào ngày 23/7, tờ Liberty Times của Đài Loan đưa tin rằng những người chống lưng cho CEO Evergrande Hứa Gia Ấn vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007 là các tài phiệt Hong Kong Trịnh Dụ Đồng (Cheng Yu-tung) – đã qua đời từ năm 2016, và Lưu Loan Hùng (Joseph Lau). Các tài phiệt tài chính Hong Kong này lại có mối quan hệ mật thiết với tay sai thân cận nhất của Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng và em trai là Tăng Khánh Hoài – những con hổ lớn mà ông Tập Cận Bình đã “đả” ngay trong 3 năm đầu tiên tại vị. Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng – hai cây “đại thụ” tham nhũng của ĐCSTQ vẫn luôn ung dung ngoài vòng pháp luật. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Evergrande đã điên cuồng mua đất để được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Hong Kong vào năm 2007. Sau đó, cơn sóng thần tài chính quét qua, các ngân hàng thắt chặt tiền và CEO Hứa Gia Ấn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính. Vào thời điểm đó, ông trùm Hong Kong Dương Thụ Thành (Albert Yeung) (người sáng lập Emperor Group, 1 trong 3 người thống trị giới nghệ thuật Hong Kong, 2 người còn lại là Đổng Bình và Tăng Khánh Hoài) đã ra tay giúp đỡ và kết nối cho ông Hứa gặp Trịnh Dụ Đồng. Ông Trịnh là con rể của Châu Chí Viễn (Chow Chi-yuen) – người sáng lập Chow Tai Fook. Ông Trịnh đã liên thủ cùng Lưu Loan Hùng để bơm máu cho Evergrande. Nhờ vậy, Evergrande vượt qua cơn khủng hoảng và niêm yết ở Hong Kong.
Vào tháng 12/2020, Tập đoàn Evergrande tách Evergrande Property ra và niêm yết tại Hong Kong. Nguồn tài chính cuối cùng đổ vào trước khi niêm yết là bà Trần Khải Vận (Kimbee Chan Hoi-wan), vợ của ông Lưu Loan Hùng, người đã đầu tư 3 tỷ CNY. Trong những năm gần đây, vợ chồng Lưu Loan Hùng liên tục tăng nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu của Evergrande. Cả hai cùng lần lượt nắm giữ 6,48% và 2,39% Evergrande dưới danh nghĩa công ty và cá nhân.
Truyền thông Hong Kong cũng tiết lộ rằng, sở dĩ Hứa Gia Ấn có mối liên hệ chặt chẽ với những người giàu ở Hong Kong là nhờ ông Hứa có mối quan hệ mật thiết với gia đình Tăng Khánh Hồng. Hứa Gia Ấn từng là thành viên ban giám đốc của Hong Kong Association of Cultural Industries – được mệnh danh là câu lạc bộ người giàu Hong Kong. Tăng Khánh Hoài từng là Thanh tra đặc biệt tại Hong Kong của Bộ Văn hóa Trung Quốc. Khi Fantasia Holdings Group của con gái Tăng Khánh Hoài là Tăng Bảo Bảo (Baby Zeng) được niêm yết tại Hong Kong vào năm 2009, bạn bè của Hứa Gia Ấn là Trịnh Dụ Đồng và Lưu Loan Hùng đều mua cổ phiếu.
Truyền thông Hong Kong đưa tin con trai của Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ (Zeng Wei) có mối giao hảo lâu dài và Đới Vĩnh Cách (Dai Yongge), người đứng đầu Tập đoàn Nhân Hòa (Renhe Commercial Holdings Co Ltd). Ông Đới không chỉ giúp Tăng Vĩ mua nhà ở Úc, mà còn chuyển nhượng 40% cổ phần của tập đoàn cho Tưởng Mai (Jiang Mei) vợ của Tăng Vĩ – là cựu dẫn chương trình CCTV. Hứa Gia Ấn và Đới Vĩnh Cách là bạn thân, thường chơi bài với nhau, cùng là fan bóng đá. Truyền thông từng rộ tin Hứa Gia Ấn cho Tăng Vĩ mượn một căn biệt thự ở Úc để tổ chức các bữa tiệc.
Bằng chứng chắc chắn nhất về việc Evergrande nhận được hậu thuẫn của phe Giang Trạch Dân chính là sự lớn mạnh của nó dưới triều đại nhà họ Giang. Ngoài ra, bằng chứng thoát hiểm ngoạn mục trong vụ khó khăn tài chính hồi năm 2007 với các tài phiệt Hong Kong cũng là nhờ mối quan hệ mật thiết với thế lực của Giang Trạch Dân, cũng đều đi đến một kết luận quan trọng: CEO của Evergrande phục vụ cho lợi ích của thế lực Giang Trạch Dân. Thậm chí, Evergrande trở thành doanh nghiệp mà thế lực này dựa vào để vơ vét tài nguyên đất, tận dụng ưu đãi vốn, và vô số ưu đãi khác.
Trong 10 năm qua, Tập đoàn Evergrande nổi tiếng vì những khoản phân chia cổ tức. Chuyên mục “Mắt Bão” thuộc kênh truyền thông Tài chính Phượng Hoàng (finance.ifeng.com) cho biết vào ngày 22/9 rằng, Tập đoàn Evergrande đã tích lũy được lợi nhuận ròng 173 tỷ CNY, tương đương với gần 27 tỷ USD kể từ năm 2009 tới nay. Hầu như hàng năm, Evergrande đều chia lượng lớn cổ tức, tổng cộng đã chia khoảng 70 tỷ CNY (gần 11 tỷ USD).Các nạn nhân người Trung Quốc của Evergrande từ năm 2012 bị đánh đập trước sự thờ ơ của quan chức chính quyền địa phương. (Ảnh chụp màn hình Báo cáo về Evergrande của Citron Research)
Chuyên mục trên nói rằng, từ tỷ lệ nắm giữ cổ phần có thể thấy, phần lớn cổ tức đã bị Hứa Gia Ấn và các cổ đông quan trọng là “bạn bè” của ông ta bỏ túi, số tiền lên tới gần 54 tỷ CNY (hơn 8 tỷ USD). Chỉ tính riêng từ năm 2011, Hứa Gia Ấn đã kiếm được gần 50 tỷ CNY (khoảng 7,7 tỷ USD) tiền mặt thông qua cổ tức. Khó khăn tài chính của Evergrande cũng không thể ngăn cản Hứa Gia Ấn thu về số tiền này.
2012 cũng là thời điểm mà thế lực Giang – Tăng đang hết sức hưng thịnh. Câu chuyện che giấu cho mô hình lừa đảo của Evergrande ở Hong Kong chứng minh rằng thị trường tài chính Hong Kong đã bị phe Giang thao túng từ lâu.
Gia tộc Giang cấu kết với các tỷ phú Phố Wall: George Soros, Bill Gates
Thị trường tài chính (TTTC) Hong Kong là cái vòi hút vốn từ Mỹ của Trung Quốc đại lục. Dòng chảy vốn giữa TTTC Hong Kong và TTCK New York, London khiến các thị trường này giao thoa mạnh mẽ, có mối liên hệ mật thiết về an ninh tài chính. Hong Kong nếu không đạt chuẩn quốc tế (minh bạch, tự do…) thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Thú vị ở chỗ, TTTC này không hề bị loại khỏi cuộc chơi; điều này giúp các mô hình Ponzi như Evergrande tiếp tục lừa đảo tài chính của các nhà đầu tư tại Mỹ và toàn cầu.
Đúng vậy, nạn nhân của Evergrande không phải chỉ có người dân Trung Quốc khốn khổ, mà còn là người nghỉ hưu của Mỹ, tiền của họ để trong các quỹ hưu trí có thể đã được đầu tư (thông qua các quỹ) vào các mô hình lừa đảo tài chính Ponzi như Evergrande.
Không chỉ các quan chức của Hong Kong, hãng kiểm toán cho Evergrande là một trong 4 gã khổng lồ trong ngành: Pricewaterhousecooper (PwC) đã không có bất kỳ cảnh báo gì về tình trạng báo cáo tài chính của Evergrande trong nhiều năm nay. Không biết liệu PwC có phải điều trần trước Quốc hội Mỹ và kết quả sau đó sẽ là gì.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, chẳng lẽ trình độ kiểm toán của hãng này kém xa các các nhà phân tích tài chính độc lập? Trách nhiệm của hãng kiểm toán này ở đâu khi báo cáo qua kiểm toán của họ được các nhà đầu tư Mỹ đổ tiền vào Evergrande? Dòng tiền đầu tư ở Mỹ đổ vào các mô hình lừa đảo tài chính Ponzi của Trung Quốc như Evergrande có một phần nhiều đến từ quỹ hưu trí của người Mỹ. Và bằng các mô hình Ponzi như vậy, Trung Quốc đã biến Mỹ thành con tin tài chính.
Vì sao một hãng kiểm toán toàn cầu, danh tiếng ở Phố Wall như PwC lại hoạt động vì lợi ích của Trung Quốc?
Phố Wall biết điều này không? Họ là con sói tài chính, họ tạo ra cuộc chơi tài chính và đề xuất ra các chuẩn mực tài chính toàn cầu, họ có thể yếu kém trong việc đọc, đánh hơi một báo cáo tài chính có vấn đề nông cạn như Evergrande sao? Chắc chắn là không phải vậy. Dòng tiền từ Phố Wall vẫn thắm thiết đổ vào Evergrande hoặc các công ty tương tự bởi những quỹ đầu cơ lớn nhất của Mỹ như BlackRock hay Goldman Sachs. Nhưng đây là thời Tập Cận Bình – đối thủ của Giang Trạch Dân.
Thời kỳ Giang Trạch Dân, mối quan hệ với các tỷ phú công nghệ và tài chính của Mỹ thậm chí còn thắm thiết hơn. Một ví dụ có thể cho thấy mối liên hệ này:
Tỷ phú Bill Gates đã đổ tiền vào một khoản đầu tư quan trọng (Bill Gates có cổ phần thiểu số lớn) vào Schrodinger, một công ty công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến (theo giới thiệu của công ty này trên Twitter). Nhưng công ty Schrodinger cũng được đầu tư bởi WuXi AppTec.Thông tin về nhà đầu tư của Schrodinger có Bill Gates và WuXi AppTec của gia tộc Giang Trạch Dân. (Ảnh chụp màn hình)
WuXi AppTec có trụ sở tại Vũ Hán, trực thuộc tập đoàn WuXi; WuXi Pharmatech (trong tập đoàn Wuxi) nhận tài trợ của tỷ phú George Soros (số liệu từ báo cáo 13F của Sở giao dịch chứng khoán Mỹ năm 2012).
Vấn đề ở chỗ, WuXi AppTec được sở hữu bởi cháu trai của Giang Trạch Dân, Jiang Zhicheng.
Đây chỉ là bằng chứng ít ỏi, có tính trực tiếp trong các khoản đầu tư của Bill Gates, Soros vào các công ty thuộc gia tộc Giang. Các khoản đầu tư gián tiếp qua các công ty bình phong, các quỹ đầu tư sẽ khó có thể nhận biết chỉ bằng nghiên cứu các thông tin thứ cấp cung cấp bởi cơ quan công quyền của Mỹ và Trung Quốc. WuXi AppTec thuộc sở hữu của cháu trai của Giang Trạch Dân. Công ty này được đầu tư bởi Soros và ‘tình cờ’ cùng đầu tư nhiều triệu USD với Bill Gates vào công ty công nghệ Schrodinger. (Ảnh chụp màn hình trang dcfpress.com)
Không biết các tỷ phú cực tả ở Phố Wall và tỷ phú công nghệ của Mỹ như Soros, Bill Gates, Boris có tình cờ chia sẻ sở thích, lợi ích đầu tư với gia tộc của Giang Trạch Dân hay không?
Bức màn dường như đã được hé mở. Gia tộc Giang Trạch Dân không thể một tay che trời nếu chỉ thao túng được các chính trị gia và các nhà quản lý trên TTCK Hong Kong. Thế lực này làm được điều đó, ủng hộ các công ty tham nhũng, lừa đảo tài chính trên TTCK Hong Kong, còn nhờ vào việc cấu kết với các tỷ phú công nghệ, tài phiệt tài chính ở Phố Wall như Bill Gates, George Soros, hay Boris. Rất có thể, nhờ mới quan hệ thân thiết này, các báo cáo kiểm toán của Evergrande mới trở nên đẹp đẽ hơn. Dù sao thì các hãng kiểm toán đều không hề độc lập, và nguồn thu, các khoản đầu tư từ các tỷ phú Phố Wall là nguồn dinh dưỡng quan trọng của họ.
Không quá lời khi nói rằng, thêm các thế lực ‘thân thiết’ từ Phố Wall và Big Tech của Mỹ, các mô hình Ponzi như Evergrande mới có thể không bị phơi bày, mới có thể tiếp tục lừa đảo các nhà đầu nhỏ của Mỹ. Nhờ có thế lực này ở Mỹ, các tội ác của Giang Trạch Dân mới được tẩy trắng, tiền mới được huy động bừa bãi, và nợ sẽ đổ lên đầu chính quyền ông Tập Cận Bình – đối thủ sinh tử của Giang Trạch Dân.
Trà Nguyễn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://wallstreetonparade.com/2021/10/house-hearing-pricewaterhousecoopers-signed-off-on-evergrandes-books-which-counted-unbuilt-and-unsold-properties-as-assets/
- https://cdn.gmtresearch.com/public-ckfinder/Short-sellers/Citron%20Research/Evergrande%20Citron%20presentation.pdf
- https://dcfpress.com/connect-4-epstein-gates-soros-jiang-zemin-former-head-of-ccp/
- https://www.cnbc.com/2021/09/24/citron-research-short-seller-andrew-left-on-evergrande-debt-crisis.html