Quốc hội Mỹ cấm hàng hóa từ Tân Cương vì lo ngại lao động cưỡng bức

Quốc hội Mỹ cấm hàng hóa từ Tân Cương vì lo ngại lao động cưỡng bức

một giờ trước

Biểu tình chống TQ bên ngoài Nhà Trắng tháng trước
Chụp lại hình ảnh,Biểu tình chống TQ bên ngoài Nhà Trắng tháng trước

Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật yêu cầu các công ty phải chứng minh rằng hàng hóa nhập khẩu từ vùng Tân Cương của Trung Quốc không được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc diệt chủng khi đàn áp nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở đó – cáo buộc mà Trung Quốc nhiều lần bác bỏ.

Dự luật bị các công ty lớn làm ăn tại khu vực này, bao gồm Coca-Cola, Nike và Apple, phê phán.

Việc thông qua dự luật cũng vượt qua sự thiếu ủng hộ ban đầu từ Nhà Trắng.

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hôm thứ Năm, với hầu hết thành viên bỏ phiếu, chỉ trừ một người.

Đạo luật Chống Lao động Cưỡng bức với người Uyghur (Uyghur Forced Labor Prevention Act), hiện đang được chuyển đến bàn của Tổng thống Joe Biden để được ký thành luật.

Trong nhiều tháng, Nhà Trắng tránh đưa ra lập trường về dự luật, nhưng đầu tuần này thư ký báo chí Jen Psaki cho biết ông Biden sẽ ký thông qua.

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ và diệt chủng ở khu vực giàu tài nguyên phía tây của Trung Quốc.

Các tập đoàn Hoa Kỳ và tập đoàn đa quốc gia, vốn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trong vấn đề chuỗi cung ứng, đã vận động hành lang để chống lại dự luật do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

“Nhiều công ty đã có những bước đi để làm sạch chuỗi cung ứng của họ. Và thành thật mà nói, họ không nên lo lắng về luật này,” Thượng nghị sỹ Marco Rubio của Florida nói, sau khi dự luật được Thượng viện thông qua.

“Đối với những ai không thực hiện điều đó, họ sẽ không còn có thể tiếp tục khiến người Mỹ – mỗi người trong chúng ta, thành thật mà nói – vô tình trở thành đồng phạm của những hành động tàn bạo, trong chế độ diệt chủng.”

Các nhà lập pháp của cả hai viện đã đạt được đồng thuận trong tuần này về văn bản cuối cùng của dự luật sau khi bản dự thảo trước đó đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua.

Biện pháp này cũng loại bỏ sự phong tỏa của Đảng Cộng hòa nhằm tìm cách ngăn cản việc Nicholas Burns trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với hơn 30 công ty công nghệ và viện nghiên cứu của Trung Quốc bị cáo buộc là làm việc hỗ trợ cho quân đội Trung Quốc.

Lệnh mới nhất cấm công ty Mỹ bán hàng hóa cho các công ty và tổ chức bị trừng phạt mà không có giấy phép đặc biệt.

Bộ này cũng cáo buộc Viện Khoa học Quân y Trung Quốc sử dụng công nghệ sinh học “để hỗ trợ các mục đích quân sự cuối cùng của Trung Quốc”, bao gồm “vũ khí điều khiển bằng não”.

Trung Quốc “đang lựa chọn sử dụng những công nghệ này để theo đuổi việc kiểm soát người dân và đàn áp các thành viên của các nhóm thiểu số dân tộc và tôn giáo”, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo nói trong một tuyên bố.

Biểu tình đòi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh nhằm ủng hộ người Uyghur diễn ra bên ngoài Nhà Trắng
Chụp lại hình ảnh,Biểu tình đòi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh nhằm ủng hộ người Uyghur diễn ra bên ngoài Nhà Trắng

Cũng trong ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố danh sách đen đầu tư gồm 8 công ty Trung Quốc bị cáo buộc thực hiện giám sát sinh trắc học và theo dõi người Uyghur – bao gồm cả DJI, nhà sản xuất lớn nhất thế giới chuyên về máy bay không người lái cỡ nhỏ, thường được những người chơi nghiệp dư sử dụng.

Trong buổi họp báo hôm thứ Tư, khi được hỏi về khả năng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh Triệu Lập Kiên trả lời: “Bằng cách phóng đại khái niệm an ninh quốc gia, một số chính trị gia Hoa Kỳ nhất định đã chính trị hóa và sử dụng các vấn đề khoa học, công nghệ, kinh tế và thương mại như một công cụ dựa trên ý thức hệ.”

“Điều này trái với nguyên tắc kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng. Nó sẽ chỉ đe dọa và làm tổn hại đến an ninh của công nghiệp toàn cầu và các chuỗi cung ứng, đồng thời làm xói mòn các quy tắc thương mại quốc tế.”

Các động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và một số quốc gia, chủ yếu là phương Tây.

Anh, Úc, Mỹ và Canada đã thông báo rằng họ sẽ không cử quan chức ngoại giao tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 – dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2/2022 – để phản đối cáo buộc lạm dụng nhân quyền của Trung Quốc.

Ngày 9/12, tại London, một phiên tòa độc lập mang tên Uyghur Tribunal, do thẩm phán Anh, Geoffrey Nice, chủ trì, đã kết luận 

Gìn giữ bản sắc văn hóa Duy Ngô Nhĩ tại London

Bài Liên Quan