Kazakhstan: Nga đưa lính dù vào, ‘giúp dập tắt nổi dậy’

Kazakhstan: Nga đưa lính dù vào, ‘giúp dập tắt nổi dậy’

6 tháng 1 2022

Troops in Almaty, 6 January
Chụp lại hình ảnh,Quân đội Kazakhstan có mặt tại Almaty sáng thứ Năm 6/1

Nga đã cử lính dù đến Kazakhstan vào thứ Năm 6/1 để giúp dập tắt một cuộc nổi dậy trên toàn quốc sau khi bạo lực chết người lan rộng khắp đất nước thuộc Liên Xô cũ.

Tình hình bất ổn đang chưa từng có ở Kazakhstan, được cai trị vững chắc kể từ thời Liên Xô dưới sự cai trị của nhà lãnh đạo Nursultan Nazarbayev, 81 tuổi, đã từ chức tổng thống ba năm trước.

Người kế nhiệm được lựa chọn kỹ càng của Nazarbayev, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, đã triệu tập lực lượng từ đồng minh Nga ngay trong đêm.

Ông đổ lỗi cho tình trạng bất ổn là do những kẻ khủng bố do nước ngoài huấn luyện, những kẻ mà ông nói đã chiếm giữ các tòa nhà và vũ khí.

Ông nói: “Đó là sự phá hoại tính toàn vẹn của nhà nước và quan trọng hơn cả là một cuộc tấn công vào các công dân của chúng tôi, những người đang yêu cầu tôi … giúp họ khẩn cấp,” ông nói.

Moscow cho biết sẽ tham vấn với Kazakhstan và các đồng minh về các biện pháp tiếp theo để hỗ trợ “hoạt động chống khủng bố” của chính quyền Kazakhstan và gọi cuộc nổi dậy là lấy cảm hứng từ nước ngoài nhằm phá hoại an ninh đất nước bằng vũ lực.

Bạo lực

Các lực lượng an ninh ở Kazakhstan nói họ đã giết hàng chục người biểu tình chống chính phủ trong một chiến dịch lập lại trật tự ở thành phố Almaty.

Lực lượng an ninh tràn vào thành phố sau khi người biểu tình tìm cách chiếm các đồn cảnh sát, một người phát ngôn của cảnh sát nói.

Thiệt hại từ lực lương an ninh tới giờ gồm 12 người bị giết và 353 người bị thương trong vụ bạo loạn, được châm ngòi từ việc giá khí đốt hóa lỏng tăng gấp đôi.

Nga đang điều quân vào Kazakhstan theo yêu cầu của tổng thống nước này.

Quân đội Nga sẽ được điều động để giúp “giữ ổn định” cho Kazakhstan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Các thành viên khác của CSTO là Nga, Belarus, Tajikistan, Kyrgyzstan và Armenia.

CSTO xác nhận lính dù Nga đã được điều tới với vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình, và các đơn vị mở đường đã được điều động. Hình ảnh do truyền thông Nga phát đi cho thấy quân lính lên khoang máy bay quân sự.

Người biểu tình ở Almaty hôm 5/1
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình ở Almaty hôm 5/1

Các cuộc biểu tình bắt đầu hôm Chủ nhật khi chính phủ dỡ bỏ giá trần của khí đốt hóa lỏng, mà nhiều người dân dùng để chạy xe hơi. Nhưng tình hình bất ổn sau đó đã lan tới cả những người bất bình về chính trị.

Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cáo buộc “các nhóm khủng bố” được nước ngoài đào tạo đã đứng sau các cuộc bạo loạn này. Ông ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc bao gồm cả lệnh giới nghiêm và lệnh cấm tụ tập đông người.

Tổng thống Tokayev tuyên bố ông đã xin trợ giúp từ CSTO và chủ tịch của CSTO, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, xác nhận tổ chức này sẽ cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan “trong một thời gian hạn chế nhất định”.

Kazakh law enforcement officers gather in a square during a protest against LPG cost rise
Chụp lại hình ảnh,Lực lượng an ninh được điều động trong một chiến dịch ‘chống khủng bố’ để lập lại trật tự ở Almaty

Ông Tokayev là tổng thống thứ hai của Kazakhstan kể từ khi nước này giành độc lập năm 1991. Kỳ bầu cử đưa ông lên chức tổng thống hồi 2019 bị Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) lên án là thiếu tôn trọng các chuẩn mực dân chủ.

Tuy nhiên, phần lớn sự tức giận trong các cuộc biểu tình ngoài đường phố nhắm tới người tiền nhiệm của ông, Nursultan Nazarbayev, người đang nắm một vị trí an ninh quốc gia quyền lực kể từ khi ông ta thôi giữ chức tổng thống.

Hôm thứ Tư 5/1, ông Nazarbayev bị cách chức nhằm làm dịu tình hình bất ổn và toàn bộ chính phủ Kazakhstan đều từ chức.

Người biểu tình đã réo tên ông Nazarbayev, trong khi một video cho thấy hình ảnh người dân tìm cách hạ bức tượng đúc đồng ông ta ở Taldykorgan, quê của ông, đang được chia sẻ trên mạng.

Một chiếc xe tải bốc cháy trước cửa văn phòng thị trưởng Almaty
Chụp lại hình ảnh,Một chiếc xe tải bốc cháy trước cửa văn phòng thị trưởng Almaty

Khó mà có được một bức tranh rõ ràng về những gì đang xảy ra ở quốc gia Trung Á này trong bối cảnh mà các tổ chức quan sát mô tả là “mất internet trên phạm vi quốc gia”.

Người phát ngôn cảnh sát Almaty Saltanat Azirbek kêu gọi người dân thành phố tạm thời ở trong nhà khi một chiến dịch “chống khủng bố” tiếp tục trong ba tòa nhà hành chính hôm thứ Năm.

Hàng chục người biểu tình bị “tiêu diệt” khi họ tìm cách xông vào các tòa nhà của cảnh sát, bà nói, và cho biết thêm người biểu tình đã lấy cắp vũ khí.

Khoảng 1000 người được cho là đã bị thương trong vụ bạo loạn, với 400 người được điều trị trong bệnh viện và 62 người trong phòng hồi sức cấp cứu.

Người biểu tình xông vào văn phòng thị trưởng Almaty. Các video trên mạng xã hội cho thấy khói bốc lên từ tòa nhà, và có tiếng súng nổ.

Nhân viên ở sân bay chính của Kazakhstan phải chạy trốn khỏi những người biểu tình chống chính phủ.

Lực lượng an ninh dùng vòi rồng bắn vào người biểu tình ở thành phố Aktobe, phía Tây Kazakhstan. Hiện có tin lực lượng an ninh đã đứng về phía người biểu tình ở một số nơi.

line

Biểu tình không chỉ vì giá xăng dầu

Phân tích của Olga Ivshina, BBC Tiếng Nga

Các cuộc biểu tình trở nên bạo lực rất nhanh khiến nhiều người ngạc nhiên, cả ở Kazakhstan và trong khu vực, và là chỉ dấu cho thấy biểu tình nổ ra không chỉ vì chuyện tăng giá xăng dầu.

Kazakhstan vốn là một quốc gia Trung Á ổn định, thường được mô tả là một nước chuyên chế. Cho tới năm 2019, đất nước do Tổng thống Nursultan Nazarbayev điều hành. Nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bởi một số yếu tố của tôn sùng cá nhân, với các bức tượng ông ta được dựng trên khắp cả nước và thủ đô được đặt tên ông.

Tuy nhiên khi rời chức, ông ta ra đi trong bối cảnh có các cuộc biểu tình chống chính phủ. Ông tìm cách hạn chế biểu tình bằng cách tự nghỉ và đưa một đồng minh thân cận lên thế chân.

Trong hầu hết các cuộc bầu cử ở Kazakhstan, đảng cầm quyền đều thắng cuộc với gần 100% số phiếu và không có đảng đối lập hiệu quả.

Các nhà phân tích tôi phỏng vấn nói rằng chính phủ Kazakhstan rõ ràng đã đánh giá thấp sự tức giận của người dân, và những cuộc biểu tình như thế này là không ngạc nhiên ở một đất nước không có dân chủ trong bầu cử – người dân cần phải xuống đường để được lắng nghe.

Và sự bất bình của họ gần như chắc chắn là vì nhiều vấn đề lớn hơn là chuyện tăng giá xăng dầu.

Bài Liên Quan