Nga – Uktraine: Lãnh đạo phương Tây đoàn kết sau một tháng nổ ra cuộc chiến

  • Jessica Parker & Jonathan Beale
  • Phóng viên BBC News, Brussels và Norway

9 giờ trước

Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, sẽ cùng các lãnh đạo phương Tây tới Brussels vào thứ Năm tham dự ba hội nghị thượng đỉnh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Nato, G7 và EU tổ chức các cuộc họp này, thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy ở phương Tây.

Ông Biden sẽ tham gia cả ba cuộc, đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ tới hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.

Nhưng chuyến thăm của ông tới Brussels không chỉ mang tính biểu tượng.

Nga xâm lược Ukraine đã mang lại cho liên minh phòng thủ phương Tây Nato một nhận thức mới về mục đích của nó. Và khi EU cố gắng chấm dứt phụ thuộc năng lượng với Nga, EU cần xây dựng và củng cố các mối quan hệ khác, đặc biệt là với Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ xuất hiện qua video với các nhà lãnh đạo NATO và EU.

30 tổng thống và thủ tướng của các thành viên NATO sẽ đồng ý hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine và triển khai lưc lượng quân đội mới với các đồng minh phương Đông. Mục đích của họ là thể hiện sự đoàn kết với Kyiv, dù đó chỉ là một vấn đề.

Binh lính Thụy Điển, không thuộc Nato, tham gia tập trận ở Na Uy
Chụp lại hình ảnh,Binh lính Thụy Điển, không thuộc Nato, tham gia tập trận ở Na Uy

Nhiều nước, nhưng không phải tất cả, sẵn sàng cung cấp vũ khí. Vương quốc Anh cho biết dùng cả hai cuộc họp G7 và NATO để “tăng cường đáng kể viện trợ phòng thủ cho Ukraine”.

Nhưng liên minh cũng đã nói rõ rằng họ sẽ không tham gia trực tiếp hơn và các yêu cầu lặp đi lặp lại của ông Zelensky về một vùng cấm bay đối với Ukraine đã bị phớt lờ.

Không rõ Nato sẽ phản ứng ra sao nếu Nga leo thang xung đột đáng kể ở Ukraine – ví dụ tấn công vào đoàn xe chở vũ khí của phương Tây, sử dụng vũ khí hóa học hoặc thậm chí là vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các lằn ranh đỏ của Nato cho đến nay vẫn được vẽ ở các đường biên giới.

Phòng thủ tập thể

Vài tuần trước, 30.000 binh sĩ NATO từ 25 quốc gia đã tập trận ở Na Uy trong khuôn khổ Exercise Cold Response, một cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nay mang nhiều ý nghĩa hơn.

Giống như Ukraine, Na Uy giáp Nga. Khác biệt chính là, với tư cách là một thành viên của NATO, Na Uy được che chắn bởi cam kết “phòng thủ tập thể” – tấn công một quốc gia là tấn công vào tất cả thành viên Nato.

Các nhà lãnh đạo EU đã phản ứng nhanh trước cuộc xâm lược của Nga bằng một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn
Chụp lại hình ảnh,Các nhà lãnh đạo EU đã phản ứng nhanh trước cuộc xâm lược của Nga bằng một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn

“Tôi nghĩ có được cuộc tập trận như thế này là khá tốt, chứng tỏ với các nước như Nga … rằng bạn không muốn gây rối với Nato”, một lính công vụ trẻ người Na Uy tên là Peder nói với BBC.

Các lãnh đạo Nato tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của khối này. Họ đã triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới sườn phía đông của liên minh, cùng nhiều khẩu đội phòng không, tàu chiến và máy bay.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói rằng đây là “điều bình thường mới” sau khi Nga xâm lược Ukraine. Nga sẽ có được chính những gì họ không muốn – Nato tiến gần biên giới của họ. Trong tương lai gần Các nhóm tác chiến của NATO sẽ trải dài từ Baltic đến Biển Đen.

Hai quốc gia EU không phải là thành viên của Nato – Thụy Điển và Phần Lan – đã gửi binh sĩ tham gia tập trận ở Na Uy. Họ dường như đang tiến gần hơn với Nato sau cuộc xâm lược của Nga.

Tổng thống Trump từng đặt câu hỏi về sự tồn tại của Nato và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng cho Nato là bị “chết não”. Nhưng chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Brussels là bằng chứng cho thấy rằng việc kiềm chế một nước Nga hung hăng hơn quan trọng hơn bao giờ hết.

EU thống nhất nhanh chóng mặt

Chiến lược quốc phòng cũng sẽ được nêu trong hội nghị thượng đỉnh EU, các lãnh đạo sẽ thông qua các kế hoạch nhằm kéo các quốc gia thành viên gần nhau hơn để lập kế hoạch quân sự, tình báo và mua sắm vũ khí. Một mong muốn là có một lực lượng triển khai nhanh 5.000 quân.

Đó là một phần của chủ đề ” chiến lược tự chủ” mà ông Macron đề xướng.

Lập luận cho rằng một châu Âu có chủ quyền hơn là một châu Âu an toàn hơn, cho dù đó là bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và chip bán dẫn đáng tin cậy hay bằng cách tăng chi tiêu quân sự.

Nhưng chủ đề khó nhất đối với 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu nguồn cung cấp năng lượng tương lai, khi họ cố gắng không phụ thuộc Nga.

Các biện pháp trừng phạt có tác dụng gì không?

Sau sự thống nhất nhanh chóng lúc đầu về các biện pháp trừng phạt trên tất cả 27 quốc gia thành viên, giờ đây đã có những rạn nứt rõ ràng về việc họ cần làm gì tiếp theo.

‘Tiền máu’

Giá năng lượng tăng vọt cũng là mối quan tâm được các nhà lãnh đạo EU thảo luận vào thứ Sáu.

Nhưng có những quốc gia đang kích động khi họ bày tỏ cực kỳ khó chịu về việc giao tiền mặt cho Điện Kremlin để trả tiền năng lượng. “Đó là tiền máu”, một nhà ngoại giao Trung Âu nói. “Tôi không nghĩ rằng một số quốc gia hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình.”

Khả năng Tổng thống Biden cung cấp cho châu Âu thêm Khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) của Mỹ là một yếu tố quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm. Mỹ là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Ông dự kiến công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chính trị Nga, cũng như những kẻ được gọi là giới tài phiệt.

Tuy nhiên, triển vọng về các lệnh trừng phạt mới của EU trong tuần này đang giảm bớt. Một số người ở Brussels gọi đó là “sự mệt mỏi”, trong khi những người khác khẳng định đây là thời điểm thích hợp để tích trữ.

Bài Liên Quan