Tập Cận Bình đang có vấn đề gì?

FB NGUYỄN AN DÂN –

Tập Cận Bình đang có vấn đề gì?

.

Tập Cận Bình đang bị sức ép từ nội bộ?

Hôm nay đọc một bài viết thú vị trên FB của VCES ( chương trình kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR).

Chủ đề của bài viết là đặt ra câu hỏi vì sao Trung Quốc thay đổi bản dự thảo thoả thuận (sau đây gọi là dự thảo) chấm dứt Trade War với Mỹ. VCES đặt ra câu hỏi là nếu việc thay đổi dự thảo này là điều khiến Trade War căng thẳng hơn thì đâu là nguyên nhân ? Là do cá nhân Tập tự thay đổi hay là ý chí tập thể của nhóm quyền lực tối cao của đảng CSTQ ?

Theo tôi điều khiến bản dự thảo này bị thay đổi làm Trade War căng thẳng hơn nó nằm ở vấn đề khác ngoài kinh tế, đó là vấn đề an ninh tình báo. Giới phân tích kinh tế và kể cả chính trị ít chú ý đến mảng này, trong khi chính vấn đề an ninh tình báo mới là yếu tố chủ đạo khi đề ra chính sách quốc gia.

Vấn đề an ninh tình báo của Trung Quốc đang đổ dồn gánh nặng chính trị lên Tập Cận Bình kể từ khi ông này bắt giữ chỉ huy tối cao về an ninh tình báo cũ là Chu Vĩnh Khang. Với động thái thay người lãnh đạo, Tập Cận Bình muốn áp đặt đường lối và phong cách hoạt động mới cho ngành tình báo Trung Quốc.

Và bây giờ Tập phải đối mặt trách nhiệm với chính sự thay đổi do Tập tạo ra. Tập đã hoàn toàn bị động về nhóm tình báo Five Eyes do Mỹ khởi xướng. Chính nhóm này đứng sau việc bắt giữ công chúa Hoa Vi (sau đây gọi là công chúa) tại Canada.

Tập, hoặc cơ quan tình báo Trung Quốc do Tập chủ trì, đã khinh suất để công chúa qua lại ở Canada, một quốc gia thành viên của Tổ chức Five Eyes. Có lẽ việc Trump cho con gái của ông, cũng là thư ký quan trọng của ông học tiếng Hoa thành thạo đã khiến Tập chủ quan chăng ? Nếu Trump muốn nghiên cứu Trung Quốc, còn gì tốt hơn việc con gái ông có thể tự nghiên cứu nước này để góp ý cho ông.

Với sự đầu tư của chính phủ và các cơ quan quốc phòng, an ninh của Trung Quốc (từ khi Tập mới ở ghế số 2) vào tập đoàn Huawei mà công chúa là giám đốc tài chính cho thấy sự quan trọng của công chúa với ngành tình báo TQ. Nếu ở Việt Nam tầm như Vũ Nhôm hay Út Trọc còn là thượng tá thì công chúa phải ở bậc tướng và tham dự trong cấp chỉ huy tình báo chiến lược (mà tôi nghe đồn cô này là thiếu tướng, sĩ quan cấp hoạch định)

Việc chủ quan để Five Eyes bắt giữ một sĩ quan cấp cao như vậy tại một nước tham gia Five Eyes hoàn toàn là trách nhiệm của Tập Cận Bình và Tập phải bằng mọi giá giải cứu công chúa trở về.

Những quyết định mà Tập đưa ra sau khi công chúa bị bắt giữ càng đẩy Trung Quốc vào thế kẹt và Tập phải vùng vẫy nhưng đều thất bại.

Bắt giữ thêm nhiều công dân Canada càng làm nước này tức giận thêm mà công chúa vẫn bị giữ. Bao vây Thị Tứ do Philippin quản lý càng làm Duterte vào thế phải quay lưng lại với Trung Quốc. Đòi đưa việc giải cứu công chúa đi kèm chấm dứt Trade War cũng không ép được Mỹ nhượng bộ… Tất cả những điều đó làm cơ quan tình báo TQ không còn đường lùi nào khác ngoài việc ép Tập phải gia tăng áp lực với Mỹ.

Thông thường nguyên thủ các nước là nhân tố quyết định mọi mặt cho sự lớn mạnh và gia tăng quyền lực của cơ quan tình báo nhưng cũng chịu sức ép từ nó. Những cuộc đảo chính, chuyển hoá chính trị… cũng đa phần bắt nguồn từ các cơ quan tình báo mà ra. Cơ quan tình báo quốc gia thường có xu hướng trở thành một quái vật Frankeinteins của chính quyền độc tài.

Sự chuyển hoá của Liên Xô có bàn tay tham dự sâu của KGB mà Putin từng là sĩ quan của nó. Hoặc tổng thống của Ba Lan Walesa sau khi nước này chuyển hoá chính là người có nhiều quan hệ với cơ quan tình báo cộng sản Ba Lan cũ, hoặc gần đây nhất là vị tướng đứng đầu cơ quan tình báo của Venezuela trở cờ khiến Maduro lao đao.

Tập Cận Bình dẹp Chu Vĩnh Khang để “làm mới” lại cơ quan tình báo nước này. Đó là thành công nhưng cũng là sức ép. Nếu công chúa không thể giải cứu, bị dẫn độ về Mỹ và bắt đầu khai báo thì cơ quan tình báo Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cho Tập Cận Bình vào thế bị phế truất.

Tôi cho đó là nguyên nhân sâu xa của việc Tập Cận Bình sẵn sàng hủy bỏ dự thảo Trade War để chơi rắn với Mỹ nhằm tìm cách khác giải cứu công chúa.

Trade War căng thẳng hơn với Mỹ cũng không làm Trung Quốc “chết” ngay, nhưng đến trước đại hội đảng mới này mà công chúa nằm ở Mỹ và khai báo sạch sẽ về mạng lưới tình báo Trung Quốc thì Tập “thở oxy” trước khi kinh tế Trung Quốc chìm xuống là nhiều khả năng xảy đến.

Các sĩ quan tình báo do Tập đưa lên cũng không muốn gây sức ép lên thủ trưởng, nhưng họ không thể giữ cho cấp dưới trung thành khi chính họ đánh mất công chúa Hoa Vi. Chưa kể tình báo Mỹ thọc tay chia rẽ.

Chiến lược quốc gia của Trung Quốc (và không chỉ Trung Quốc) phần lớn có sự đóng góp của chiến lược tình báo quốc gia. Mất một sĩ quan cấp cao và quan trọng như công chúa thì nhiều khả năng chiến lược tình báo bị thay đổi dẫn đến chiến lược quốc gia bị ảnh hưởng. Chiến lược quốc gia dang dở thì đảng CSTQ giữ Tập lại để làm gì ?

Tập Cận Bình đã ở vào thế không còn đường lùi thì quyết định cứng rắn là lẽ đương nhiên.

H.M

Các bạn đọc thêm bài viết phân tích của VCES ở đây

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1336173786523103&id=466878010119356

Nguồn: FB Minh Hữu Quang

Bài Liên Quan