Mỹ áp lệnh trừng phạt nặng nề lên chính phủ Venezuela

Mỹ áp lệnh trừng phạt nặng nề lên chính phủ Venezuela

.

Ông Maduro cáo buộc Mỹ gây chiến với chính phủ ông . AFP

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp lệnh trừng phạt lên chính phủ Venezuela, đóng băng tài khoản của Venezuela tại Mỹ và cấm có các giao dịch trên số tài sản đó.

Biện pháp này được trộng đợi sẽ gây tổn hại cho chính phủ Venezuela ở mức lớn hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt trước đây.

Đây là bước đi mới nhất nhằm tăng áp lực để Tổng thống Nicolás Maduro phải từ chức.

Hoa Kỳ là một trong hơn 50 quốc gia không công nhận ông Maduro là tổng thống hợp pháp của Venezuela.

Thay vào đó, Mỹ ủng hộ người đứng đầu Quốc hội, Juan Guiadó, người tự xưng là tổng thống lâm thời hồi tháng Giêng.

Biện pháp mới cụ thể là gì?

Tổng thống Trump ký sắc lệnh với nội dung rằng “mọi tài sản và lợi ích phát sinh từ tài sản của chính phủ Venezuela tại Hoa Kỳ (…) đều bị phong tỏa và không thể được chuyển nhượng, chi trả, xuất khẩu, rút ra, hay có giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào khác.”

Sắc lệnh cũng cấm thực hiện các giao dịch với giới chức Venezuela, là những đối tượng có tài sản bị phong tỏa, cụ thể là “việc thực hiện bất kỳ khoản đóng góp hoặc cấp ngân khoản, hàng hóa, dịch vụ nào bởi bất kỳ người nào có tài sản và các lợi ít phát sinh từ tài sản bị phong tỏa theo sắc lệnh này, hoặc vì lợi ích của người đó.”

“Việc nhận bất kỳ đóng góp nào hoặc cung cấp bất kỳ ngân khoản, hàng hóa, dịch nào từ bất kỳ người nào trong số những người trên” cũng bị cấm.

Điều đó có nghĩa là gì?

Quyết định mới của Mỹ tăng mạnh áp lực lên Tổng thống Maduro với việc không chỉ nhắm vào tài sản của chính phủ Venezuela tại Mỹ mà còn cả vào các cá nhân, các công ty, các nước làm ăn với chính phủ Venezuela.

Điều đó có nghĩa là Venezuela sẽ đối diện với nhiều hạn chế mà Mỹ đã áp lên Cuba, Iran, Bắc Hàn và Syria.

Các biện pháp mới đi xa hơn các hình thức trừng phạt mà Mỹ trước đây đã áp dụng đối với các lãnh đạo Venezuela, gồm cả bản thân Tổng thống Maduro, và các doanh nghiệp quốc doanh cụ thể như hãng dầu khí PDVSA, ngân hàng trung ương Venezuela và ngân hàng phát triển của nước này.

Mục tiêu là gì?

Trong lá thư gửi Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Trump viết rằng ông đưa ra biện pháp này “trong bối cảnh ông Nicolas Maduro và những người có liên hệ với ông ta tiếp tục cướp đoạt quyền lực cũng như chà đạp nhân quyền, tùy tiện bắt bớ giam giữ các công dân Venezuela”.

Mục tiêu là nhằm cô lập hơn nữa chính quyền Venezuela và nỗ lực cắt đứt chính quyền này khỏi sự ủng hộ mà họ vẫn đang nhận được từ các đồng minh hùng mạnh nhất của họ là Trung Quốc và Nga.

Do các biện pháp trừng phạt trước không thành công trong việc đánh bật Tổng thống Maduro khỏi quyền lực, Tổng thống Trump đang siết chặt gọng kìm nhằm tìm cách đẩy nhau tiến trình lật đổ ông Maduro.

Chính phủ Hoa Kỳ nói các ngoại lệ không bị áp lệnh trừng phạt gồm có việc cung ứng hàng hóa, thực phẩm và thuốc men nhân đạo.

Venezuela từ lâu nay luôn nói rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến kinh tế nước này kiệt quệ.

Venezuelan opposition leader and self-proclaimed interim president Juan Guaido arrives for a session of the Venezuelan National Assembly in Caracas on July 30, 2019.
Ông Juan Guiaidos tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời của Venezuela từ hơn sáu tháng trước. AFP

Tại sao lại là lúc này?

Hơn sáu tháng đã trôi qua kể từ khi ông Juan Guaidó tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời và nói việc ông Maduro được tái bầu hồi năm ngoái là gian lận.

Kể từ đó, ông Guiaidó đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 50 quốc gia, nhưng vẫn không đẩy được ông Maduro khỏi quyền lực.

Trong lúc đó, người dân Venezuela vẫn tiếp tục ồ ạt bỏ chạy khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế. Hơn bốn triệu người Venezuela hiện sống ở nước ngoài, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.

Áp lực quốc tế trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Venezuel đang tăng lên, với hơn 50 quốc gia hiện đang nhóm họp tại thủ đô Lima của Peru để thảo luận, tìm giải pháp.

Nguồn: BBC

Bài Liên Quan