New Delhi loan báo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng Ấn Độ

New Delhi loan báo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng Ấn Độ

Đăng ngày: 13/01/2020

Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar (ảnh chụp ngày 20/09/2019), sẽ cho biết cụ thể nội dung chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng New Delhi.
Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar (ảnh chụp ngày 20/09/2019), sẽ cho biết cụ thể nội dung chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng New Delhi. Lehtikuva/Martti Kainulainen via REUTERS

Trọng Nghĩa

Bắt đầu từ hôm nay 13/01/2020 và liên tiếp trong hai ngày, bộ Ngoại Giao Ấn Độ chủ trì hai cuộc hội thảo quan trọng trong lãnh vực đối ngoại mở ra tại New Delhi: Đối Thoại Ấn Độ Dương lần thứ 6 và Đối Thoại Delhi XI.

Theo báo chí Ấn Độ, đây là dịp để ngoại trưởng Ấn Độ, S Jaishankar, cho biết chi tiết về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng nước này, có những điểm khác so với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ được Washington công bố vào năm ngoái.

Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương đã ra đời từ hơn một thập kỷ nay, nhưng chỉ đặc biệt được nêu bật và phát triển thành chiến lược từ năm 2017, khi chính quyền của ông Donald Trump công nhận giá trị chiến lược của Ấn Độ và vùng Ấn Độ Dương. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mới đây đã công bố Báo Cáo Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trên trang web chính thức của Lầu Năm Góc.

Về phía Ấn Độ, đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo nêu lên quan điểm của riêng New Delhi về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 06/2018, thủ tướng Ấn Narendra Modi đã từng phác họa lập trường của New Delhi, nhưng lần này, ngoại trưởng Ấn Độ có nhiệm vụ cho biết rõ nội dung cụ thể của của chiến lược này.

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Ấn Độ dĩ nhiên sẽ nhằm phục vụ lợi ích của nước Ấn. Một đặc điểm được nêu bật trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của New Delhi : phạm vi địa lý rộng khắp.

Pham vi áp dụng trong chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Mỹ trải dài từ bờ biển phía tây Ấn Độ đến bờ biển phía tây của Hoa Kỳ. nhưng lại loại trừ các quốc gia vùng Vịnh ở khu vực Biển Ả Rập và Châu Phi (ở vùng bờ biển phía tây Ấn Độ Dương). Theo giới chuyên gia Ấn, việc loại trừ này như cho thấy Mỹ cần Ấn Độ chứ không phải toàn bộ vùng Ấn Độ Dương, với mục tiêu cơ bản là nhằm ngăn chặn Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ.

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Ấn Độ trái lại sẽ bao trùm cả khu vực phía tây Ấn Độ Dương, các nước vùng Vịnh, các quốc đảo trên biển Ả Rập và Châu Phi. Điều này cho phép Ấn Độ hợp tác với cả khu vực Đông Á, lẫn vùng Vịnh và Châu Phi, qua đó biến Ấn Độ thành trung tâm của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Bài Liên Quan