Hành trình trở về quê hương của một phụ nữ Afghanistan

Hành trình trở về quê hương của một phụ nữ Afghanistan

một giờ trước

yalda hakim

Người dẫn chương trình BBC Yalda Hakim sinh ra ở Afghanistan. Gia đình cô vượt biên vào những năm 1980, trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng, nhưng cô vẫn thường xuyên nhận thông tin từ đất nước mình kể từ đó. Giờ đây, lần đầu tiên cô trở về Afghanistan kể từ khi Taliban lên nắm chính quyền cách đây 100 ngày.

Tôi biết rằng chuyến đi trở lại quê hương lần đầu tiên này kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8 sẽ đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi.

Đất nước đã thay đổi bao nhiêu kể từ khi Taliban lật đổ chính phủ do phương Tây hậu thuẫn? Liệu người dân Afghanistan cuối cùng có được sống trong hòa bình như họ hằng mong ước? Tương lai nào cho phụ nữ và trẻ em gái, những người đang bị giới lãnh đạo đẩy ra ngoài lề xã hội?

Tuy nhiên, có một câu hỏi mà tôi không mong đợi từ chính mình. Sức lực nào để đi làm ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác ngày càng vất vả mà không được trả lương?

Nhưng đó chính xác là những gì tôi đã tìm ra. Từ nhân viên y tế ở Kandahar cho đến người lao công tại các bệnh viện ở Kabul, không một nhân viên y tế công cộng nào của Afghanistan được trả lương kể từ khi chính phủ sụp đổ và viện trợ nước ngoài bị ngừng.

Bất chấp mọi thứ, họ vẫn lao vào công việc, chăm sóc cho dân số đang ngày càng tuyệt vọng khi mà bản thân họ đang trượt dần đến bờ vực.

Nhân viên bệnh viện không được trả lương trong nhiều tháng
Chụp lại hình ảnh,Nhân viên bệnh viện không được trả lương trong nhiều tháng

Nasreen làm công việc dọn vệ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Indira Gandhi ở thủ đô Kabul.

“Nếu chúng tôi không đi làm, những đứa trẻ này sẽ chết, chúng ta làm sao có thể bỏ rơi chúng?” cô ấy nói với tôi.

Khoa này cần phải giữ sạch sẽ nhất có thể để đảm bảo bệnh nhân, hầu hết là những trẻ yếu và suy dinh dưỡng cấp tính, không bị nhiễm trùng.

Nasreen nói rằng cô ấy không đủ khả năng chi trả tiền đi lại, vì vậy cô ấy đi bộ đi làm, một hành trình đi làm mệt nhọc, của một cung đường nằm trên sườn dốc một ngọn núi – và phải đi bộ trở về sau mỗi ca làm việc 12 tiếng.

Tuy nhiên, hoàn cảnh tồi tệ của các nhân viên y tế là, những bệnh nhân mà họ chăm sóc lại ở hoàn cảnh tồi tệ hơn rất nhiều.

Một số trẻ em đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp
Chụp lại hình ảnh,Một số trẻ em đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính

Liên Hiệp Quốc cho biết gần 23 triệu người Afghanistan đang phải đối mặt với nạn đói. 95% người dân không có đủ thức ăn.

Ở khoa mà Nasreen làm công việc vệ sinh, bạn sẽ thấy những nạn nhân nhỏ tuổi nhất của cuộc khủng hoảng. Gulnara, ba tuổi, yếu đến nỗi em hầu như không thể mở được mắt. Đôi mắt cô bé trũng sâu, mái tóc thưa thớt, khi tỉnh dậy em khóc trong đau đớn.

Đây là điều mà tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính đang gây ra cho trẻ em Afghanistan.

Người phát ngôn của Taliban, Suhail Shaheen chỉ ngón tay đổ lỗi cho cộng đồng quốc tế và nói với tôi rằng những đau khổ của người dân Afghanistan là do các hành động của phương Tây gây ra.

“Nếu họ đang nói rằng đất nước này đang hướng tới thảm họa, nạn đói, khủng hoảng nhân đạo, thì họ có trách nhiệm phải hành động, một hành động đúng đắn để ngăn chặn tất cả những thảm kịch này.”

“Cộng đồng quốc tế và các quốc gia khác đang nói về nhân quyền … họ nên nhìn nhận lại những việc họ làm dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan,” ông nói thêm.

Phụ nữ Afghanistan nghĩ gì khi Taliban lên nắm quyền?

Cho dù bạn có chấp nhận phân tích của ông ấy về việc ai là người chịu trách nhiệm hay không – hầu hết các nhà quan sát sẽ đồng ý rằng giải pháp cho vấn đề này là từ nguồn tài trợ quốc tế.

Điều này rõ ràng hơn bất cứ nơi nào khi nói đến kinh tế. Khi mà viện trợ quốc tế bị cắt, nền kinh tế sụp đổ.

“Tôi từng làm việc ở các lò gạch”, một người đàn ông nói với tôi trong khi chờ đợi trên đường phố để được thuê làm bất kỳ công việc lao động nào . “Hồi đó lương của tôi là 25.000 afghanis (270 USD) một tháng. Bây giờ thì tôi thậm chí không thể kiếm được 2.000 afghanis (22 USD) một tháng.

Cả bốn người con của ông đều bị bệnh ở nhà không có tiền thuốc thang.

“Tôi không thấy tương lai nào cả, nhà nghèo thì không có tương lai,” ông nói với tôi.

Bài Liên Quan