Tổng thống Biden: “Vẫn còn khả năng Nga xâm lược Ukraine”

Tổng thống Biden: “Vẫn còn khả năng Nga xâm lược Ukraine”

16 tháng 2 2022

Joe Biden
Chụp lại hình ảnh,Ông Putin đã nói với người đồng cấp Mỹ Joe Biden rằng các mối quan ngại về an ninh của Nga phải được giải quyết một cách nghiêm túc

Một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine “vẫn có khả năng” xảy ra và tổn thất về con người sẽ “vô cùng lớn”, theo Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong một bài phát biểu được truyền hình trên cả nước, ông Biden nói Mỹ sẵn sàng đáp trả cương quyết đối với hành động này.

Tổng thống Mỹ cũng nói Nga hiện đã huy động khoảng 150.000 binh sĩ ở khu vực biên giới với Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga nói một số lực lượng quân sự đã rời đi. Ông Biden nói thông tin này chưa được kiểm chứng.QUẢNG CÁOhttps://cda8351c9ef26651cb2d9da57fd4d9d6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

“[Lực lượng quân sự của Nga rời đi] sẽ là điều tốt, nhưng chúng ta vẫn chưa kiểm chứng được điều này. Chúng ta vẫn chưa xác minh được là các đơn vị quân đội của Nga có đang trở về căn cứ của mình hay không,” ông Biden nói.

“Thật sự là các nhà phân tích của chúng ta chỉ ra rằng họ vẫn rất đang ở trong những vị trí mang tính đe dọa.”

Bài phát biểu của ông Biden được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói các mối quan ngại về an ninh của Moscow nên được đề cập và cân nhắc nghiêm túc.

Ông Putin luôn luôn bác bỏ thông tin là đang lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược và nói rằng Nga không muốn một cuộc chiến khác ở Châu Âu. Tuy nhiên các căng thẳng cũng gia tăng kể từ tháng 11/2021.

Учения ЮВО под Казанью
Chụp lại hình ảnh,Xe tăng Nga tập trận gần Kazan

Điện Kremlin nói rằng không chấp nhận Ukraine – một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vốn có mối liên kết xã hội và văn hóa sâu rộng với phía Nga lại có thể gia nhập Nato vào một ngày nào đó, và cũng đã yêu cầu phải loại bỏ khả năng này. Các quốc gia thành viên của Nato đã bác bỏ yêu cầu này từ phía Nga.

Ông Biden nói ông đồng ý về một đề xuất từ phía chính phủ Nga để tiếp tục tiến trình ngoại giao.

Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể gánh chịu sự đứt gãy về nguồn cung ứng năng lượng và giá cả tăng vọt trong trường hợp Nga bị áp đặt các lệnh trừng phạt vì xâm lược Ukraine.

“Người dân Mỹ hiểu rằng để bảo vệ nền dân chủ và tự do thì không bao giờ không gánh chịu mất mát cả,” Tổng thống Mỹ nói. “Tôi thừa nhận là điều này sẽ gây nên đau đớn.”

Ông nói chính quyền của ông đang bàn thảo về các kế hoạch dự phòng với những công ty sản xuất và vận chuyển năng lượng nhằm ngăn chặn các vấn đề về cung cấp năng lượng có thể xảy ra.

Ông Biden cũng cảnh báo dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đến Châu Âu của Nga “sẽ không tiếp diễn” nếu cuộc xâm lược Ukraine bùng phát.

Ông Biden nói thêm: “Đối với người dân Nga, các bạn không phải là kẻ thù của chúng tôi, và tôi không tin rằng các bạn muốn có một cuộc chiến đẫm máu và mang tính hủy diệt nhằm vào Ukraine.”

Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Điện Kremlin và bàn về Ukraine.
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Điện Kremlin và bàn về Ukraine

Nato cũng bày tỏ “sự lạc quan thận trọng” vào ngày 15/2 trước tuyên bố của phía Nga là đã rút một số đơn vị quân đội từ biên giới với Ukraine về nước.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong một cuộc điện đàm rằng Mỹ muốn thấy “sự giảm leo thang có ý nghĩa, đáng tin cậy và có thể kiểm chứng được”.

Trước đó đăng tải trên Twitter, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng có “những dấu hiệu pha trộn” đến từ phía Nga, bởi vì tình báo Anh có thông tin là các bệnh viện dã chiến đang được xây dựng gần biên giới và có thể “chỉ được dựng nên để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược”.

Trước đó vào đầu ngày 15/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga không muốn chiến tranh. Tuyên bố được đưa ra sau một cuộc họp kéo dài 4 giờ với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Nói với các phóng viên ở Moscow, ông Putin nói rằng: “Chúng tôi có muốn điều này hay không? Dĩ nhiên là không. Đây chính xác là lý do chúng tôi đưa ra các đề xuất cho tiến trình đàm phán.”

Ông Putin cũng nói Nato cho đến nay đã không thể giải quyết các mối quan ngại an ninh “căn bản” từ phía Nga. Ông cũng yêu cầu giải quyết vấn đề về khả năng Ukraine gia nhập Nato – mặc dù Ukraine vẫn chưa bắt đầu tiến trình gia nhập Nato.

Thủ tướng Đức nói trong cuộc họp báo chung với nhà lãnh đạo Nga rằng việc Nga huy động binh sĩ ở biên giới với Ukraine là “không thể hiểu được”, nhưng vẫn còn có cơ hội cho những giải pháp ngoại giao nhằm giảm nhiệt căng thẳng.

“Tôi muốn nói rằng việc huy động binh sĩ được xem là mối đe dọa,” ông Scholz nói trong cuộc họp báo. “Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại.”

Bài Liên Quan